COVID - 19 : TRỞ LỰC HAY ĐỘNG LỰC?
en

COVID - 19 : TRỞ LỰC HAY ĐỘNG LỰC?

Ngày đăng: 4/1/2020 / Danh mục: CEM PARTNER Blog

Tôi nhớ, cách đây khoảng 5-6 năm khi CEO của P&G được hỏi vì sao họ dịch chuyển 35% trong hàng chục tỷ đô chi phí marketing sang online, Vị CEO này trả lời đơn giản rằng “à, thì khách hàng của chúng tôi ở đâu thì chúng tôi nên ở đó”.

 

Nên vấn đề đặt ra không phải chúng ta quen và muốn truyền đạt thông tin, đối thoại ở đâu, mà vấn đề là đối tượng quản lý nhận thông tin và hình thành nhận thức về chúng ta ở đâu, kênh nào.

 

Năm ngoái, tôi có được mời đến hội nghị giao ban tháng của Bộ TTTT. Trong bài tham luận của mình, tôi nhấn mạnh việc mong muốn Bộ sẽ khiến các cơ quan quản lý nhà nước sẽ quản lý người dân và doanh nghiệp bằng tư duy lấy khách hàng làm trung tâm; một trong những giải pháp đó là cơ quan quản lý nhà nước phải lên online.

 

Cơ quan nhà nước cũng nên nghĩ như doanh nghiệp. Coi dân là khách hàng, mà dân thì lên online rồi. Coi bọn chống phá là đối thủ, mà bọn nó cũng lên online rồi. Bọn chống phá hiểu “khách hàng của chúng” đã online mà. (Tuy nhiên, tôi đã về trước khi đến giờ bài tham luận của tôi vì cuộc giao ban kéo dài qua lịch hẹn trước của tôi với khách hàng 😉). Tôi có nêu ra 4 nhược điểm về cách làm của cơ quan nhà nước so với hành vi thực tế của xã hội dưới góc nhìn trải nghiệm khách hàng (chính phủ một số nước đã áp dụng).

 

 

Covid-19 là một hảm họa. Nhưng trong thảm họa đó mình có cơ hội để nhìn ra năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước. Không hiểu năng lực đó đã có sẵn và bộc lộ ra bởi Covid –19 hay vì Covid – 19 là một động lực lớn lao khiến chúng ta bừng tỉnh và phát huy năng lực sáng tạo, ứng phó tốt đến vậy.

 

Khả năng minh bạch thông tin, đồng bộ, thống nhất và khả năng phản ứng nhanh với các thông tin phản động, tin giả nhanh hơn bao giờ hết, thậm chí còn đi trước một bước.

 

Khi mình làm tốt rồi thì bọn dựng tin phản động hay chế tin giả thì giọng điệu và ngôn ngữ của chúng cũng lộ ra vẻ ngu ngu... nên minh bạch là quyền lực giám sát được đẩy lên cao và rộng.

 

Lòng tin của người dân lớn hơn. Sự ghi nhận của người dân và chính phủ các nước khác cũng cao hơn. Bình luận trong bài viết của tôi liên quan đến Covid, bạn Dave viết: “tôi rất may mắn là đang sống ở Việt Nam, hy vọng các nước khác cũng sẽ ổn”, anh David Rothwell nói: “tôi đã ở đó ba tuần, và về nước 8 hôm trước, mọi thứ ở Hà Nội gần như là bình thường, có vẻ như được kiểm soát tốt hơn phần lớn những nơi khác trên thế giới”…

 

Nhưng giá trị lớn nhất không hẳn là việc đánh bại Covid – 19. Mà giá trị lớn nhất là sự thay đổi về cách nhìn vấn đề của một lớp người để cùng nhịp với những xu hướng của thế giới tiến bộ, và có thể đó là động lực rất lớn cho quá trình cải tiến trong thời đại số, không chỉ là công cụ mà đó là một tư duy mới.

 

Tuy duy đó sẽ thay đổi mãi mãi nhiều lãnh đạo và các cơ quan quản lý nhà nước kể cả khi đại dịch đã đi qua.

 

Chúc mọi người sức khỏe, an toàn và bình an!

 

 

Nguyễn Dương, CCXP

Chuyên gia trải nghiệm khách hàng, Nhà sáng lập Cempartner

 

 

Chuyên gia Nguyễn Dương, CCXP
  • Thành viên hội đồng Huấn luyện viên Forbes Global
  • Chuyên gia trải nghiệm khách hàng và chiến lược.
  • Nhà sáng lập CEMPARTNER
  • Nguyên Giám đốc Quốc gia Singtel Việt Nam
  • Nguyên Giám đốc phát triển Singtel Việt Nam
  • Nguyên PGĐ chiến lược khách hàng Viettel mobile
  • Nguyên Giám đốc quan hệ khách hàng iBasis Inc (USA)
  • Thạc sỹ về quản lý quốc tế, Đại học Capilano, Vancouver, Canada 2004 - 2006
  • Cử Nhân Kinh tế và MBA, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà nội. 1994 - 1998 và 2000 - 2001

      LinkedIn

Chưa có bình luận nào cho bài viết này.
Bình luận của bạn:
Đánh giá bài viết
(Rated 0/5 based on 0 customer reviews)

123movies