Một trong những công thức mà nhiều người, cũng như doanh nghiệp thành công đã chứng thực là:
Vision + work hard: xác lập tầm nhìn và tập trung vào nó như một tia laser.
Thiếu vision thì cần cù không mang lại kết quả cao. Thiếu work hard thì tầm nhìn chỉ là mơ mộng. Chiến lược sẽ nằm trên giấy thôi.
Vậy điều gì quan trọng nhất khi nói đến Vision?
Tầm nhìn thường đề cập đến như khả năng nhìn xa trông rộng, thấy trước tương lai.
Song phần quan trọng nhất của vision không phải khả năng nhìn ra trước tương lai, mà là: niềm tin và khát vọng của anh mạnh đến cỡ nào đằng sau tầm nhìn ấy! Chính yếu tố này mới khiến các lãnh đạo và công ty “vượt ngàn trông gai” đến đích. Hàng trăm người có thể nhìn ra được tương lai, nhưng chỉ một người có thể tới đích. Điểm khác biệt nằm ở khát vọng có thực chảy trong máu của lãnh đạo về vision đó.
Xây dựng một công ty có trải nghiệm xuất sắc có nhiều việc từ thấu hiểu khách hàng, chiến lược, thiết kế, đo lường đến quản trị vận hành và văn hóa. Mỗi yếu tố đều có vai trò trong bức tranh tổng thể đó.
Nhưng một trong những sai lầm lớn của nhiều doanh nghiệp Việt Nam là làm trải nghiệm khách hàng nhưng không thiết lập một tầm nhìn đóng vai trò là mục đích chung của cả tổ chức. Sau đó, phác họa lên một bộ khung định hướng toàn bộ hoạt động trải nghiệm khách hàng của công ty. Thiếu la bàn này, mỗi người sẽ hiểu một kiểu và các nỗ lực vẫn sẽ bị đứt gẫy, rời rạc, dẫn đến lãng phí nguồn lực và thời gian của tổ chức.
Để đảm bảo tính thực thi, phương pháp luận mà chúng tôi tư vấn, thiết lập một tầm nhìn trải nghiệm khách hàng phải bắt nguồn từ niềm tin, khát vọng của lãnh đạo, văn hóa và năng lực lõi của tổ chức. Nó không đơn giản là mong muốn hay quyết định của lý trí.
P/s: Dự án coaching với Tổng Công ty Công Trình Viettel Construction. Phạm vi không bao gồm toàn bộ các đầu ra của một chương trình trải nghiệm khách hàng mà tập trung vào ưu tiên xác lập tầm nhìn và khung chiến lược CX.
Đầu ra theo phạm vi rút gọn này gồm:
1. Hiện trạng hành trình trải nghiệm của một phân khúc khách hàng mục tiêu và danh sách painpoint của khách hàng
2. Xác lập tầm nhìn và khung chiến lược trải nghiệm khách hàng
3. Kế hoạch hành động tổng thể
4. Kế hoạch hành động chi tiết triển khai thí điểm một chương trình cải tiến trải nghiệm khách hàng.
Thời gian: 3.5 tháng
Bạn có mục tiêu, cần đầu ra nào về trải nghiệm khách hàng và văn hóa lấy khách hàng làm trung tâm thì của chương trình tư vấn và coaching của VPERIA sẽ thiết kế phù hợp.
“Vũ trụ là đạo, mà đạo là thuận theo tự nhiên. Muốn phát triển bền vững phải thuận theo tự nhiên. Lấy khách hàng làm trung tâm là thuận tự nhiên. Khách hàng là người cho mình mà mình không tôn trọng và thỏa mãn khách hàng thì mình không tồn tại lâu dài được”. Một trong những chia sẻ rất ấn tượng của Tổng Giám đốc Viettel Construction!
Nguồn: https://www.vperia.com/tam-nhin-quan-trong-nhu-nao