XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
en

XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

Ngày đăng: 6/19/2019 / Danh mục: CEM PARTNER Blog

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là việc làm rất cần thiết và được chú trọng hàng đầu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào hiện nay. Bởi văn hóa doanh nghiệp đang nắm giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, làm sao để xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp tại công ty? Cùng đọc bài viết dưới đây nhé.

Xem thêm:

1. Tìm hiểu về văn hoá doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp là gì?

Văn hóa doanh nghiệp là gì

Trước khi tìm hiểu về các xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho công ty thì mọi người cần hiểu nó là gì. Văn hoá doanh nghiệp là những giá trị văn hóa được gây dựng và duy trì trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Điều này sẽ trở thành giá trị, quan niệm, truyền thống ăn sâu vào của doanh nghiệp. Từ đó, văn hóa doanh nghiệp sẽ chi phối lối suy nghĩ, hành vi và tình cảm của mọi thành viên để cùng theo đuổi và thực hiện sứ mệnh, mục đích của doanh nghiệp.

Chi tiết xem:

Cấu trúc văn hoá doanh nghiệp

Sau khi nắm rõ về khái niệm, mọi người hãy tìm hiểu thêm về cấu trúc văn hóa của doanh nghiệp để có thể xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho công ty được hiệu quả nhất! Cấu trúc văn hóa doanh nghiệp được chia làm 3 cấp độ chính.
  • Cấp độ 1: Quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp. Cấp độ văn hoá này có đặc điểm chung là chịu ảnh hưởng nhiều của tính chất công việc kinh doanh của công ty, quan điểm của người lãnh đạo…
  • Cấp độ 2: Những giá trị được tuyên bố của doanh nghiệp. Những giá trị được tuyên bố của doanh nghiệp bao gồm các chiến lược, mục tiêu, triết lý kinh doanh. Bởi bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có những giá trị được tuyên bố của riêng mình.
  • Cấp độ 3: Những quan niệm chung của doanh nghiệp. Đối với bất kỳ cấp độ văn hóa, kể cả văn hóa doanh nghiệp thì cũng đều cần có các quan niệm chung. Các quan niệm chung của doanh nghiệp bao gồm những niềm tin, nhận thức, suy nghĩ, tình cảm có tính vô thức, được công nhận trong doanh nghiệp.

Các yếu tố tạo nên văn hoá doanh nghiệp

  • Yếu tố tầm nhìn: Từ tầm nhìn, bạn có thể bao quát ra những mục tiêu xa hơn, và từ mục tiêu ấy để định hướng lại bước đi rõ ràng hơn. Trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho công ty, khi đã xác định được hướng đi
  • Yếu tố giá trị: Điều cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp chính là giá trị của doanh nghiệp ấy. Tuy tầm nhìn sẽ cho thấy mục tiêu của doanh nghiệp nhưng giá trị sẽ làm thước đo, tiêu chuẩn để căn chỉnh những hành vi, quan điểm cần thiết để đạt được tầm nhìn ấy.
  • Yếu tố con người: Trong mọi yếu tố hình thành nên văn hóa doanh nghiệp thì con người đóng vai trò quan trọng nhất. Con người là yếu tố trung tâm quyết định đến việc xây dựng nền văn hóa trong doanh nghiệp và cả sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp.
  • Yếu tố sức mạnh của câu chuyện: Thông điệp truyền tải mạnh mẽ, đánh mạnh vào tâm lý là một yếu tố quan trọng để xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp. Do đó, bất kỳ tổ chức nào cũng đều sở hữu một lịch sử riêng biệt cùng một vài câu chuyện độc đáo
  • Yếu tố môi trường làm việc: Như đã đề cập thì con người là trọng tâm trong việc xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp. Do vậy, các yếu tố khác sẽ hỗ trợ tối đa cho con người. Việc xây dựng môi trường làm việc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến yếu tố con người và cả văn hóa doanh nghiệp.

4. Tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty

Văn hóa doanh nghiệp là nhân tố quan trọng cần xây dựng, củng cố

Nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn đang hoạt động ổn định thì sẽ thắc mắc rằng: “Tại sao phải xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp?”. Sau đây, hãy cùng nhau đi tìm lời giải đáp cho vấn đề này nhé!

Đầu tiên, văn hóa doanh nghiệp là nhân tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Cuộc đời người sáng lập có thể ngắn hạn nhưng sự tồn tại doanh nghiệp thì không! Và văn hóa doanh nghiệp chính là nhân tố làm nên điều đó.

Nhiều ý kiến còn cho rằng văn hóa doanh nghiệp còn là tài sản của một doanh nghiệp. Cụ thể, nhân tố này đóng vai trò quan trọng đối với việc duy trì và phát triển của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là nhân tố quan trọng cần xây dựng, củng cố

5. Vai trò của xây dựng nền văn hoá doanh nghiệp

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp giúp điều phối, kiểm soát và quản lý hiệu quả hơn

5.1 Giảm xung đột trong doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp chính là cầu nối gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Với văn hóa doanh nghiệp, các thành viên có thể thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động.

Khi phải đối mặt với xu hướng xung đột thì văn hóa doanh nghiệp sẽ là yếu tố quan trọng giúp mọi người hòa nhập, thống nhất và giải quyết vấn đề hiệu quả.

5.2. Điều phối và kiểm soát

Ngoài ra, văn hóa doanh nghiệp sẽ điều phối, kiểm soát hành vi cá nhân thông qua những câu chuyện, các chuẩn mực, quy định, quy tắc… Đặc biệt, khi phải đưa ra một quyết định phức tạp nào, văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp bạn thu hẹp phạm vi lựa chọn để xem xét.

5.3. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp giúp tạo động lực làm việc

Xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp cho công ty sẽ giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và đúng bản chất của công việc hiện tại. Ngoài ra, nó còn tạo nên các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên. Từ đó sẽ tạo nên một môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh, năng động, sáng tạo và chuyên nghiệp.

5.4. Lợi thế cạnh tranh

Khi doanh nghiệp tổng hợp được các yếu tố gắn kết, điều phối, kiểm soát và tạo động lực thì sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động, tạo nên sự khác biệt so với thị trường. Nhờ và hiệu quả và sự khác biệt, doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho công ty giúp điều phối, kiểm soát và quản lý hiệu quả hơn

6. Nguyên tắc xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp

Xác định giá trị cốt lõi là một trong các nguyên tắc để xây dựng nền văn hoá

6.1. Xây dựng định hướng và tầm nhìn chiến lược

Nguyên tắc đầu tiên để tạo dựng văn hóa doanh nghiệp là phải xác định được một kế hoạch rõ ràng, đặt ra định hướng, tầm nhìn chiến lược cho công ty. Việc làm này sẽ giúp công ty đưa ra quyết định tối ưu nhất.

6.2. Xây dựng cách đánh giá về hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

Để phát triển văn hóa doanh nghiệp và hướng đến thành công thì cần phải bắt đầu từ quá trình thảo luận, đánh giá về hiệu quả của hoạt động trong thời hạn nhất định. Các đánh giá hiệu quả, mục tiêu càng cụ thể bao nhiêu thì càng có lợi bấy nhiêu.

6.3. Nguyên tắc xây dựng văn hoá doanh nghiệp là loại bỏ tranh giành quyền lực

Các vấn đề tranh chấp đôi khi là điều khó tránh khỏi trong công ty. Sự tranh giành quyền lực sẽ cản trở các mối quan hệ, sự tin tưởng lẫn nhau, từ đó kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng không tốt đến doanh nghiệp.

Do đó, để tạo dựng một nền văn hóa doanh nghiệp, lãnh đạo cần phải khôn khéo giải quyết các vấn đề tranh giành quyền lực nội bộ. Xây dựng môi trường làm việc hòa đồng, thân thiện.

6.4. Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, sáng tạo

Đây chính là giải pháp để hạn chế tối đa sự tranh giành quyền lực trong doanh nghiệp. Từ đó, lãnh đạo có thể xây dựng nên môi trường văn hóa doanh nghiệp chất lượng, hiệu quả nhất.

Trong các buổi họp hoặc thảo luận, các nhà lãnh đạo thường khích lệ, tạo dựng nên không khí cởi mở, năng động, mang tính chất xây dựng và tôn trọng ý kiến. Bởi nếu không làm vậy, họ sẽ không nhận được ý kiến phản hồi từ phía nhân viên trong doanh nghiệp.

Từ đây sẽ dễ dàng nảy sinh tình trạng mù mờ thông tin, dẫn đến việc nhân viên cảm thấy khó chịu, không thoải mái, không làm việc hết khả năng của mình. Họ không còn động lực để tìm tòi, nghiên cứu ý tưởng mới để phát triển cho doanh nghiệp.

6.5. Xác định các giá trị cốt lõi

Để phát triển, xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty thì điều quan trọng nhất là tạo dựng, xác định các giá trị cốt lõi. Việc này tạo nên một tinh thần tập thể vững mạnh trong đội ngũ nhân viên, gia tăng động lực, niềm tin làm việc cho mọi người.

7. Sơ đồ xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp

Sơ đồ xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp

Các vật thể hữu hình là môi trường mà nhân viên làm việc. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp lên cách làm việc, ra quyết định và giao tiếp của các thành viên trong doanh nghiệp.

Theo chiều ngược lại, phong cách làm việc, ra quyết định, giao tiếp và ứng xử cũng có ảnh hưởng đối với những vật thể hữu hình. Đối với phong cách làm việc chuyên nghiệp thì cần trang bị công cụ làm việc hiện đại, phù hợp.

Nắm rõ sơ đồ để xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty hiệu quả nhất

Các giá trị được thể hiện sẽ chia thành hai phần. Thứ nhất là các giá trị tồn tại một cách tự nhiên (hay còn gọi là các ngầm định). Thành phần thứ hai là những giá trị chưa được coi là đương nhiên. Các giá trị này sẽ được các thành viên doanh nghiệp chấp nhận để tiếp tục duy trì theo thời gian và dần trở thành lẽ đương nhiên.

Các ngầm định nền tảng thường rất khó để thay đổi và có ảnh hưởng rất lớn đến phong cách làm việc, quyết định, giao tiếp và đối xử. Tầm ảnh hưởng của yếu tố này còn lớn hơn so với ảnh hưởng của các giá trị được thể hiện.

8. Quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho công ty

Tìm hiểu môi trường và các yêu tố ảnh hưởng xung quanh

Xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp là quá trình tổng thể chứ không đơn thuần là việc đưa một giá trị đơn lẻ rời rạc nào. Vậy xây dựng được văn hóa cho doanh nghiệp như thế nào và nên bắt đầu từ đâu?

11 bước để xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho công ty như sau:

Bước 1: Tìm hiểu môi trường và các yếu tố ảnh hưởng xung quanh

Doanh nghiệp cần xem xét, nghiên cứu có yếu tố nào làm thay đổi chiến lược trong tương lai hay không.

Bước 2: Xác định giá trị cốt lõi

Đây là bước cơ bản để xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho công ty. Các giá trị cốt lõi phải là giá trị không phai nhòa theo thời gian, trở thành trái tim, linh hồn cho cả doanh nghiệp. đâu là giá trị cốt lõi làm cơ sở cho thành công.

Bước 3: Xây dựng tầm nhìn cho doanh nghiệp

Tầm nhìn sẽ là bức tranh lý tưởng, mô tả đầy đủ và chi tiết về mục tiêu của doanh nghiệp. Đồng thời, đây cũng là định hướng để xây dựng môi trường văn hóa cho doanh nghiệp.

Bước 4: Đánh giá văn hóa hiện đại và xác định yếu tố cần thay đổi

Sự thay đổi luôn là cần thiết trong nhiều trường hợp. Thay đổi hay xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp đều bắt đầu từ việc đánh giá hiện tại như thế nào.

Bước 5: Thu hẹp khoảng cách là một trong những bước xây dựng văn hoá doanh nghiệp khó

Khi đã xác định được văn hóa lý tưởng, doanh nghiệp cần tập trung vào việc thu hẹp khoảng cách giữa những giá trị đang có và các điều mong muốn.

Bước 6: Xác định vai trò của lãnh đạo

Lãnh đạo đóng vai trò rất quan trọng đối với việc xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp. Lãnh đạo là người chịu trách nhiệm xây dựng tầm nhìn, truyền bá thông điệp đến với các thành viên trong doanh nghiệp.

Bước 7: Lên kế hoạch và hành động

Khi đã xác định được khoảng cách thì bước tiếp theo là lên kế hoạch chi tiết gồm mục tiêu, hoạt động, thời gian, điểm mốc, trách nhiệm cụ thể.

Bước 8: Tạo động lực cho sự thay đổi

Lãnh đạo phải phổ biến nhu cầu thay đổi, kế hoạch hành động cũng như động viên tinh thần, tạo thêm động lực cho sự thay đổi ấy.

Bước 9: Khuyến khích nhân viên trước lợi ích của sự thay đổi

Xây dựng chiến lược đối phó với việc từ chối thay đổi của nhân viên trong doanh nghiệp, thuyết phục họ ra khỏi vùng an toàn của bản thân.

Bước 10: Thiết lập hệ thống khen thưởng phù hợp với văn hóa doanh nghiệp

Khen thưởng là điều cần thiết để khích lệ nhân viên hưởng ứng, tham gia sự thay đổi, hình thành nên văn hóa doanh nghiệp.

Bước 11: Đánh giá để duy trì giá trị cốt lõi

Phải luôn duy trì đánh giá văn hóa doanh nghiệp và thiết lập các chuẩn mực mới để không ngừng học tập, phát triển. Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho công ty là điều quan trọng và rất cần thiết. Bài viết trên đây đã chia sẻ chi tiết đến mọi người về việc xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp bắt đầu từ đâu và làm thế nào. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích dành cho các doanh nghiệp đang hoạt động hiện nay.
 

Chuyên gia Nguyễn Dương, CCXP
  • Thành viên hội đồng Huấn luyện viên Forbes Global
  • Chuyên gia trải nghiệm khách hàng và chiến lược.
  • Nhà sáng lập CEMPARTNER
  • Nguyên Giám đốc Quốc gia Singtel Việt Nam
  • Nguyên Giám đốc phát triển Singtel Việt Nam
  • Nguyên PGĐ chiến lược khách hàng Viettel mobile
  • Nguyên Giám đốc quan hệ khách hàng iBasis Inc (USA)
  • Thạc sỹ về quản lý quốc tế, Đại học Capilano, Vancouver, Canada 2004 - 2006
  • Cử Nhân Kinh tế và MBA, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà nội. 1994 - 1998 và 2000 - 2001

      LinkedIn

Chưa có bình luận nào cho bài viết này.
Bình luận của bạn:
Đánh giá bài viết
(Rated 5/5 based on 1 customer reviews)
 

123movies