VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?
en

VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?

Ngày đăng: 6/19/2019 / Danh mục: CEM PARTNER Blog

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Câu trả lời chính là tài sản vô hình vô giá của mỗi doanh nghiệp. Văn hóa tạo nên thương hiệu, triết lý văn hóa doanh nghiệp này được nhiều doanh nghiệp dẫn đầu sử dụng như một kim chỉ nam kinh doanh dẫn dắt doanh nghiệp thành công.

1. Văn hoá doanh nghiệp là gì?

Văn hóa doanh nghiệp hình thành theo chặng đường phát triển của doanh nghiệp, nó không đơn thuần là văn hóa kinh doanh, văn hóa giao tiếp trong doanh nghiệp mà sự tổng hòa hội tụ của tất cả các yếu tố tạo nên giá trị vô hình không thể trộn lẫn với bất kỳ doanh nghiệp nào.  

1.1. Văn hóa doanh nghiệp bắt nguồn từ đâu?

Văn hóa doanh nghiệp là từng mảnh ghép giá trị

 

Muốn hiểu được văn hoá doanh nghiệp là gì trước tiên phải biết văn hoá doanh nghiệp bắt đầu từ đâu. Văn hóa doanh nghiệp bắt nguồn từ các giá trị của doanh nghiệp, mà khởi nguồn được truyền cảm hứng từ nhà lãnh đạo. Mỗi một thành viên khi bước chân vào doanh nghiệp đều cần được khơi gợi tinh thần văn hóa, có như thế, văn hóa mới có thể ngày càng hoàn thiện, gìn giữ và phát huy.


Ở Việt Nam, các tổ chức đều tựu chung một số giá trị điển hình:

  •  Sự thành thực: thành thực trong công việc, thành thực trong mọi vấn đề.
  •  Sự tự giác: sẵn sàng, tự giác trong công việc, không ngại khó khăn.
  •  Sự khôn khéo: khôn khéo trong ứng xử, biết cư xử đúng mực.

Ngoài ra còn một số giá trị khác được đề cập tới như sự tự tin, sáng tạo … Những giá trị này sẽ là nền tảng định hướng cho văn hóa của doanh nghiệp.

1.2. Vậy văn hóa doanh nghiệp là gì?

Văn hóa doanh nghiệp là gì và tại sao lại quan trọng

 

Văn hóa doanh nghiệp hình thành như một thuật ngữ trong kinh tế, hiện nay, có trên 300 định nghĩa về khái niệm này:

 

Theo Gold K.A, văn hóa doanh nghiệp là “phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tổ chức khác trong lĩnh vực.”

 

Theo lý thuyết của Kotter và Heskett, văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong thời gian dài.

 

“Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp”. (Williams, A., Dobson, P. & Walters, M.)


Có thể nói, văn hóa doanh nghiệp là gốc rễ của công ty mà dù có bị quật ngã thì vẫn tồn tại mãi. Tựu chung, văn hóa doanh nghiệp chính là toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng và hoàn thiện trong quá trình phát triển của doanh nghiệp.

 

Nó chi phối mọi hành vi, cách làm việc, ứng xử của mọi thành viên trong doanh nghiệp trở thành truyền thống cũng như khác biệt hóa của doanh nghiệp với tất cả các doanh nghiệp khác.

2. Các biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp

2.1. Biểu hiện hữu hình

Biểu hiện hữu hình là những tiêu chí thể hiện ngay ở bề ngoài của doanh nghiệp và dễ dàng quan sát được. Ví dụ như:

  •  Trang phục làm việc
  •  Môi trường làm việc
  •  Lợi ích
  •  Khen thưởng
  •  Đối thoại
  •  Cân bằng công việc - cuộc sống
  •  Mô tả công việc
  •  Cấu trúc tổ chức
  •  Các mối quan hệ

Những biểu hiện này có thể khiến tất cả các nhân viên cũng như khách hàng của doanh nghiệp nhận thức và quan sát được và có tác động trực tiếp tới họ. Trang phục, môi trường, khen thưởng,... góp phần truyền cảm hứng làm việc tới nhân viên, thể hiện phong cách làm việc chuyên nghiệp, gây thiện cảm và niềm tin tới khách hàng.

2.2. Biểu hiện vô hình của văn hoá doanh nghiệp là gì?

Biểu hiện vô hình được coi như giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, không biểu hiện trực tiếp.

  •  Đối thoại riêng
  •  Các quy tắc vô hình
  •  Thái độ
  •  Niềm tin
  •  Quan sát thế giới
  •  Tâm trạng và cảm xúc
  •  Cách hiểu vô thức
  •  Tiêu chuẩn
  •  Giả định

Những giá trị này không thể một sớm một chiều được truyền đạt mà nhà lãnh đạo phải có tầm nhìn, truyền tới nhân viên tinh thần, văn hóa và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp ngày ngày.

 

Mục đích của văn hóa doanh nghiệp chính là tăng cường tiềm lực, khuyến khích phát huy tối đa sức sáng tạo của nhân viên, tạo động lực làm việc tăng lợi nhuận của công ty.

3. Đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp

Mỗi biểu hiện thế hiện từng cấp độ của văn hóa công ty. Vậy đặc trưng của văn hoá doanh nghiệp là gì?

 

Biểu hiện hữu hình là cấp độ cơ bản nhất. Cấp thứ hai là các giá trị tinh thần xác định việc phải làm, hành động của mình đúng hay sai, có mang lại lợi ích hay thiệt hại chung hay không.

 

Cấp thứ ba là nền tảng cho các hành động chính là niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và xúc cảm ăn sâu trong tiềm thức mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. Mỗi cá nhân cần được lĩnh hội từng bước để đạt được mức độ cao nhất.

4. Các quy ước văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp

Mỗi một doanh nghiệp sẽ tạo riêng cho một bộ quy ước văn hoá ứng xử trong doanh nghiêp. Vậy quy ước ứng xử  văn hoá doanh nghiệp là gì? Dưới đây là bộ quy ước văn hoá ứng xử chung nhất:

  • Văn hóa trong giao tiếp chào hỏi: chào hỏi là kỹ năng cơ bản trong môi trường làm việc, cách cúi đầu, cách bắt tay, xưng hô,... tất cả những điều đơn giản nhất trở thành quy tắc.
  •  Văn hóa trong giới thiệu và tự giới thiệu: trong doanh nghiệp hay bất kỳ tổ chức nào, giới thiệu và tự giới thiệu đều được quy ước chung.
  •  Văn hóa trong sử dụng danh thiếp: danh thiếp được trao đổi, sử dụng như một cách giới thiệu và tạo mối quan hệ.
  •  Văn hóa nói chuyện: cách nói chuyện, ứng xử thể hiện văn hóa không chỉ của cá nhân người nói mà còn của cả doanh nghiệp.
  •  Văn hóa ứng xử với khách hàng, đối tác: luôn lịch sự, tận tâm là văn hóa nhiều doanh nghiệp hướng tới.
  •  Văn hóa ứng xử với đồng nghiệp: ứng xử với lãnh đạo, với đồng nghiệp,...thể hiện phù hợp và đúng đối tượng.
  •  Văn hóa trong giao tiếp qua điện thoại: ứng xử qua điện thoại với đồng nghiệp, với khách hàng,... từng đối tượng sẽ có cách giao tiếp khác nhau tuy nhiên vẫn cần thể hiện sự tôn trọng, lịch sự với đối tác.
  •  Văn hóa trong làm việc: vệ sinh nơi làm việc, tác phong làm việc, giờ giấc làm việc,...
  •  Văn hóa xử lý, giải quyết công việc: ứng xử khi xử lý công việc, thời hạn xử lý công việc,...
  •  Văn hóa hội họp: nghi thức hội họp, chỗ ngồi trong hội họp, giờ giấc hội họp, ứng xử trong cuộc họp,...
  •  Văn hóa tổ chức hoạt động ngoài công việc: bố trí chỗ ngồi khi dự tiệc, văn hóa dự tiệc, cách thức ngồi trong xe ô tô, văn hóa khi đi du lịch,...
  •  Quy tắc đạo đức nghề nghiệp: chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, quan hệ nội bộ, quan hệ bên ngoài,...

5. Các yếu tố tạo nên văn hóa doanh nghiệp là gì?

5.1. Tầm nhìn

Theo Peter Senge, “tầm nhìn là bức tranh trong tương lai mà bạn muốn tạo ra”. Khởi nguồn của một doanh nghiệp vĩ đại không thể không tồn tại một tầm nhìn lớn. Tầm nhìn giống như bản phác thảo những mục tiêu dài hạn trong tương lai của doanh nghiệp, từ đó vạch ra những hành động cần thực hiện hóa, định hướng rõ ràng từng bước đi trong tương lai.

 

Chính những điều đó góp phần tạo nên nền văn hóa doanh nghiệp tồn tại lâu đời từ thế hệ này qua thế hệ khác

 

.

Xây dựng tầm nhìn trong tương lai của doanh nghiệp


Ở các tổ chức phi lợi nhuận, tầm nhìn mang tính nhân văn, khác với các doanh nghiệp kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận. Hiệp hội Alzheimer có tầm nhìn “vì một thế giới không có bệnh Alzheimer” hay như Oxfam lại có tầm nhìn “vì một thế giới không có đói nghèo”.

 

Xem thêm:

5.2. Giá trị

Giá trị văn hoá doanh nghiệp là gì? Là tập hợp những điều hình thành nên văn hóa doanh nghiệp. Những giá trị vô hình và hữu hình ngày ngày tích lũy và tự lúc nào trở thành cốt lõi cho mọi hoạt động của doanh nghiệp, thành quy ước chung cho doanh nghiệp. Đó là phong cách làm việc, sự chuyên nghiệp, sáng tạo, tự do, tôn trọng,.... mọi thứ đơn thuần trở thành quy tắc hoạt động dẫn dắt đội ngũ nhân viên.


Ở McKinsey & Company có hẳn một bộ giá trị rõ ràng dành cho tất cả nhân viên và cả công ty liên quan đến cách công ty hết lòng phục vụ khách hàng, đối xử tốt với đồng nghiệp và luôn chuyên nghiệp. Ngay ở một công ty mang tầm thế giới như Google, họ nêu cao câu slogan "Đừng trở thành cái ác - Don't be evil” hay “10 điều chúng tôi biết là đúng” là các điều luật lưu hành nội bộ trong doanh nghiệp.

5.3. Yếu tố tạo nên văn hoá doanh nghiệp là gì? Chính là thực tiễn

Thực tiễn chính là hành động để nêu cao các giá trị mà doanh nghiệp đã nêu cao, những giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp. Nếu không đi vào thực tiễn, tất cả chỉ là trên khẩu hiệu, không được truyền bá tới nhân viên.

Hành động thực tiễn để từng bước hiện thực hóa văn hóa doanh nghiệp


Wegman’s - một công ty của New York đã nêu ra các giá trị sẽ thực hiện trong tương lai đó là “quan tâm” và “tôn trọng”, đồng thời vẽ ra một viễn cảnh “một công việc trong mơ”. Kết thúc quá trình, Wegman đã trở thành công ty đứng thứ 5 trong những công ty tốt nhất theo bảng xếp hạng của tạp chí Fortune bình chọn.

 

Tổ chức cũng cần khuyến khích nhân viên cho tới nhà quản lý thảo luận, đề xuất những giá trị chung, mỗi giá trị đều phải được cân nhắc phù hợp với văn hóa hiện tại cũng như chính sách phát triển của công ty, từ đó mới có thể chuyển hóa những “giá trị tinh thần” thành thực tiễn.

5.4. Con người

Con người trong văn hoá doanh nghiệp là gì? Là trung tâm của mọi hoạt động, giá trị con người là giá trị mà có qua bao nhiêu giai đoạn vẫn không thể thay đổi. Nhân tố con người quyết định tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi cũng như hiện thực hóa giá trị đó.


Trên thế giới, nhiều công ty nổi tiếng luôn đặt yếu tố con người lên hàng trung tâm, họ tuyển dụng khắt khe những nhân tố xuất sắc và đồng thời phải phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp, có như thế mới có thể hòa nhập cũng như phát triển văn hóa đó.

 

Theo Charles Ellis (tác giả cuốn What it Takes: Seven Secrets of Success from the World's Greatest Professional Firms) chỉ ra rằng: “Một công ty tốt là luôn có những kế hoạch tuyển dụng các nhân sự không chỉ giỏi mà còn phù hợp với công ty, vì chính họ sẽ góp phần tạo dựng nên một văn hóa doanh nghiệp”.

5.5. Sức mạnh của câu chuyện

Mỗi một doanh nghiệp ra đời đều có một câu chuyện riêng. Câu chuyện khởi nguồn đó nếu được chuyển hóa thành lịch sử, truyền bá tới đội ngũ nhân sự sẽ dần dần trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho mọi giai đoạn phát triển của công ty. Sức mạnh của câu chuyện chính là ở đó. Nó tạo nên động lực, giúp từng cá thể trong doanh nghiệp hiểu và giữ gìn, phát huy những thành tựu của thế hệ trước.

 


 

Sức mạnh của câu chuyện tạo nên cảm hứng cho nhân viên


Marshall Ganz từng là một phần quan trọng trong phong trào lao động nông nghiệp của Caesar Chavez và ông cũng giúp xây dựng nền tảng tổ chức cho chiến dịch tranh cử tổng thống của Barack Obama năm 2008.

 

Coca-Cola đã truyền lại cho thế hệ sau từ những bài học lịch sử đáng giá, để giờ đây nó trở thành kỷ niệm di sản của chính doanh nghiệp. Hay đó là những câu chuyện đầy thú vị của Steve Jobs, chính nó đã ngày ngày tạo dựng nên Apple trở thành thương hiệu thành công nhất trên thế giới.

5.6. Yếu tố tạo nên văn hoá doanh nghiệp là gì? Chính là môi trường làm việc “mở”

Môi trường làm việc “mở” là xu hướng mới của nhiều doanh nghiệp và nhất là những startup hiện nay. Một môi trường linh hoạt, năng động, truyền cảm hứng sáng tạo, hăng say làm việc cho nhân viên sẽ là văn hóa mới cho thế hệ doanh nghiệp sau này.

 

Tạo môi trường làm việc “mở”- năng động, thân thiện, thoải mái


Thay vì làm việc trong môi trường công ty với bàn giấy phòng họp, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng cho phép nhân viên của mình có những buổi làm việc tự do tại nhà, tại quán cà phê, hay bất kỳ địa điểm nào tạo cảm hứng làm việc cho họ. Hiệu quả là vô cùng bất ngờ. Công việc không còn nhàm chán và bó buộc, nhân viên trở thành những “nghệ sĩ” trong công việc tưởng như đơn thuần hằng ngày.

 

Ở từng quốc gia hay từng doanh nghiệp sẽ có những nền văn hóa riêng mà ở đó mỗi doanh nghiệp cũng cần điều tiết để thích ứng. Điều quan trọng là sự phù hợp và tạo cảm giác thoải mái, hài lòng cho nhân viên của mình.

6. Làm thế nào để xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Để xây dựng một doanh nghiệp với nền văn hóa đặc trưng, cần thiết lập từng bước cơ bản. Vậy các bước xây dựng văn hoá doanh nghiệp là gì? Cùng tìm hiểu 11 bước dưới đây:

Bước 1: Tìm hiểu môi trường và chiến lược doanh nghiệp trong tương lai

Giữa văn hóa và chiến lược kinh doanh luôn có mối liên hệ mật thiết. Là một nhà lãnh đạo, bạn phải tổng hòa được hai yếu tố này. Nắm được các chính sách hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai như hoạt động tài chính, chiến lược marketing, xây dựng nhân lực,.. để phác thảo khung văn hóa cho doanh nghiệp.


Bước 2: Xác định đâu là giá trị cốt lõi làm cơ sở cho thành công

Giá trị là tập hợp biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp, vậy xác định đâu là giá trị cốt lõi giúp doanh nghiệp định hướng phát triển sâu rộng nguồn giá trị đó. Giá trị cốt lõi chính là thước đo, tiêu chuẩn để điều chỉnh tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp.


Bước 3: Xây dựng tầm nhìn mà doanh nghiệp hướng tới

Bức tranh viễn cảnh của doanh nghiệp trong tương lai chính là định hướng xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Từ điểm tựa tầm nhìn, doanh nghiệp có chiến lược cũng như hành động cụ thể để hiện thực hóa chúng.


Bước 4: Đánh giá hiện tại văn hóa doanh nghiệp là gì và xác định những yếu tố nào cần thay đổi

Linh hoạt trong mọi hoạt động là điều cần có, văn hóa doanh nghiệp không tồn tại bất di bất dịch trong mọi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Qua từng giai đoạn cũng như xu hướng của thị trường, văn hóa doanh nghiệp cần được điều tiết để theo sát hành vi thị trường mà không hề dập khuôn cũ kỹ.


Bước 5: Thu hẹp khoảng cách giữa những gì chúng ta hiện có và những gì chúng ta đang mong muốn

Đây chính là bước hiện thực hóa giá trị doanh nghiệp. Những điều phác thảo, những tìm hiểu và nghiên cứu đang là bức tranh viễn cảnh. Việc của chúng ta là hiện thực hóa chúng bằng hành động cụ thể.


Bước 6: Xác định vai trò của lãnh đạo trong việc dẫn dắt thay đổi văn hóa

Lãnh đạo chính là người tiên phong khởi nguồn cho việc xây dựng cũng như thay đổi văn hóa. Điều này thể hiện hiển nhiên qua từng lãnh đạo ở mỗi quốc gia. Mỗi nhà cầm quyền sẽ có phong cách lãnh đạo riêng, và đó chính là người dẫn dắt thay đổi nền văn hóa của doanh nghiệp đi theo hướng tích cực hay tiêu cực. Đó có thể là phong cách dân chủ tạo sự thoải mái làm việc cho nhân viên hay độc đoán, bạo lực của nhà lãnh đạo luôn muốn nắm giữ quyền ra quyết định.


Bước 7:  Kế hoạch hành động

Kế hoạch là bản đề cương cụ thể hóa từng mục tiêu: thời gian, dấu mốc hành động, điều cần thực hiện, kết quả đặt ra, nguồn lực,... Những cụ thể chi tiết góp phần tạo nên văn hóa làm việc chuyên nghiệp.


Bước 8: Tạo động lực cho sự thay đổi

Mọi sự thay đổi tích cực đều sẽ đem lại hiệu quả vượt trội. Người lãnh đạo phải luôn khích lệ, động viên nhân viên thay đổi tích cực hơn để cống hiến hết mình cho công ty.


Bước 9: Khuyến khích động viên nhân viên trước những lợi ích của sự thay đổi văn hoá doanh nghiệp là gì?

Ông chủ Facebook - Mark Zuckerberg luôn khuyến khích nhân viên của mình hãy luôn sáng tạo, mạo hiểm, tư duy mới, phát huy tính năng hiện đại hơn cho mạng xã hội Facebook. Chính những yếu tố mới, bắt kịp thời đại sẽ tạo nên thành công cho mỗi doanh nghiệp.


Bước 10: Thiết lập hệ thống khen thưởng phù hợp với văn hoá doanh nghiệp

Các phần thưởng cho nhân viên là điều không thể thiếu trong việc tạo động lực, khen ngợi, trân trọng giá trị con người. Hệ thống khen thưởng phù hợp với nền văn hóa doanh nghiệp, không lạc lối, theo từng giai đoạn phát triển của công ty.


Bước 11: Đánh giá duy trì giá trị cốt lõi

Giá trị cốt lõi là điều không thể thay đổi qua mọi giai đoạn thời kỳ, chỉ có thể phát huy, điều tiết và thay đổi những giá trị nhỏ hợp thành giá trị cốt lõi. Luôn giữ tinh thần giữ gìn, duy trì và phát huy giá trị đó giúp doanh nghiệp tồn tại lâu dài.


Văn hóa doanh nghiệp là gì? Có lẽ tới mỗi một giai đoạn của lịch sử cũng như của doanh nghiệp, chúng ta sẽ có những câu trả lời riêng, song giá trị cốt lõi thì vẫn tồn tại bất di bất dịch với mỗi doanh nghiệp, dẫn dắt doanh nghiệp thành công trên mọi chặng đường.


 

Chuyên gia Nguyễn Dương, CCXP
  • Thành viên hội đồng Huấn luyện viên Forbes Global
  • Chuyên gia trải nghiệm khách hàng và chiến lược.
  • Nhà sáng lập CEMPARTNER
  • Nguyên Giám đốc Quốc gia Singtel Việt Nam
  • Nguyên Giám đốc phát triển Singtel Việt Nam
  • Nguyên PGĐ chiến lược khách hàng Viettel mobile
  • Nguyên Giám đốc quan hệ khách hàng iBasis Inc (USA)
  • Thạc sỹ về quản lý quốc tế, Đại học Capilano, Vancouver, Canada 2004 - 2006
  • Cử Nhân Kinh tế và MBA, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà nội. 1994 - 1998 và 2000 - 2001

      LinkedIn

Chưa có bình luận nào cho bài viết này.
Bình luận của bạn:
Đánh giá bài viết
(Rated 0/5 based on 0 customer reviews)

123movies