DUY TRÌ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
en

DUY TRÌ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

Ngày đăng: 6/27/2019 / Danh mục: CEM PARTNER Blog

Duy trì văn hóa doanh nghiệp là thuật ngữ được nhắc tới nhiều và cũng là một thành tố quyết định tới sự thành bại của một công ty. Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động và tồn tại cũng phải xây dựng cho mình tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu riêng.

Xem thêm:

1.Quá trình hình thành VHDN và Tại sao phải duy trì VHDN?

1.1 Quá trình hình thành VHDN

Có 3 cách hình thành văn hoá doanh nghiệp

Thông thường có 3 cách để hình thành văn hóa của một doanh nghiệp

  • Cách thứ nhất: đó là những nhà sáng lập tuyển dụng và giữ lại những lao động có khả năng và tư duy cảm nhận giống họ.
  • Cách thứ hai: họ truyền bá và tương tác những người này theo cách nghĩ và cảm nhận của họ.
  • Và cuối cùng: chính hành vi của những nhà sáng lập sẽ khuyến khích người lao động đồng cảm và biến nó thành niềm tin, giá trị và nhận định của bản thân mình. Khi doanh nghiệp thành công, nhân cách của nhà sáng lập sẽ được gắn liền với văn hóa doanh nghiệp.

Xem thêm:

1.2 Tại sao phải duy trì VHDN

Văn hóa doanh nghiệp tạo sự đoàn kết

Một doanh nghiệp thành công không đơn thuần chỉ dựa trên chiến lược kinh doanh hiệu quả mà con người mới chính là tâm điểm trong cả chiến lược kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp. Bất kì một nhà lãnh đạo cấp cao nào đều phải có kĩ năng con người, chính kĩ năng đó sẽ là kim chỉ nam dẫn dắt nhà lãnh đạo vẽ nên bức tranh văn hóa doanh nghiệp mình.

Văn hóa doanh nghiệp hình thành nhất quán trong một công ty, giữa các thành viên, xuất hiện từ triết lý của người sáng lập, được truyền cảm hứng tới đội ngũ nhân lực để cùng nâng tầm giá trị doanh nghiệp. Chính vì vậy việc duy trì văn hóa của doanh nghiệp là điều không thể coi nhẹ.

Văn hóa doanh nghiệp cũng là nhân tố vô hình theo suốt chặng đường hình thành và phát triển của doanh nghiệp, duy trì văn hóa doanh là duy trì năng lượng, duy trì truyền thống, tiếp bước những thành công trong quá khứ và tiếp tục phát huy thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Việc duy trì văn hóa doanh nghiệp sẽ là chất keo gắn kết các thành viên trong doanh nghiệp trong dài lâu, thống nhất trong mục tiêu tư tưởng để từ đó tạo động lực làm việc cho các thành viên góp phần tăng hiệu quả, chất lượng công việc.

Đồng thời việc duy trì văn hóa doanh nghiệp cũng giống như việc duy trì thương hiệu riêng  của doanh nghiệp và sản phẩm, kết tinh từ văn hóa tổ chức, văn hóa lãnh đạo, văn hóa kinh doanh,...

2. Làm thế nào để duy trì văn hóa doanh nghiệp

Từ những nhân tố xây dựng doanh nghiệp trên, hình thành 4 yếu tố đóng vai trò quyết định trong việc duy trì VHDN, đó là:

  • Tiêu chuẩn tuyển dụng
  • Quá trình hoà nhâp vào doanh nghiệp
  • Người lãnh đạo
  • Luôn giữ nhưng đặc trưng của văn hoá doanh nghiệp

2.1. Tiêu chuẩn tuyển dụng

Quá trình tuyển chọn của Zappos là một ví dụ điển hình 

Tiêu chuẩn tuyển dụng không chỉ là chọn ra những ứng viên có trình độ chuyên môn và năng lực phù hợp với vị trí, nhiệm vụ mà còn là tìm ra những ứng viên có lý tưởng, định hướng, tư tưởng phù hợp với mục tiêu và văn hóa của công ty. Bởi phải có sự đoàn kết, thống nhất trong tập thể mới có thể thực hiện hóa mục tiêu xây dựng và phát triển doanh nghiệp vững mạnh. Nhân tố quan trọng để góp phần xây dựng và duy trì văn hóa doanh nghiệp đó chính là con người.

  • Trong quá trình tuyển chọn thì bản thân các ứng viên cũng đã được cung cấp các thông tin về công ty. Những ứng cử viên ứng tuyển nếu thấy bản thân không phù hợp với công ty thì sẽ tự loại bỏ mình ra khỏi cuộc thi.
  • Quá trình tuyển dụng này cũng loại bỏ những ứng cử viên có khả năng gây xung đột với văn hoá công ty.

Quá trình tuyển chọn Zappos là một ví dụ điển hình:

Zappos là thương hiệu thương mại điện tử bán giày dép online lớn nhất thế giới. Ngay những buổi phỏng vấn đầu tiên, tiêu chí phù hợp với văn hóa công ty là tiêu chí quan trọng, chiếm tới hơn 50% số điểm của ứng viên. Zappos đưa ra 10 giá trị cốt lỗi cho từng thành viên trong công ty của họ. Nhân viên sẽ vượt qua những bài kiểm tra kỹ năng và thể hiện năng lực để thăng tiến trong sự nghiệp.

2.2. Quá trình hòa nhập vào doanh nghiệp

Không một cá nhân nào có thể phù hợp 100% với tổ chức, do đó quá trình hòa nhập vào doanh nghiệp chính là quá trình khiến nhân viên thích nghi, tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp.  Đây cũng là một cách truyền bá văn hóa tổ chức cho những người lao động mới gia nhập tổ chức.

Quá trình hòa nhập được thể hiện như sơ đồ sau:

Sơ đồ quá trình hòa nhập trong doanh nghiệp

Giai đoạn trước khi vào công ty: Trước khi vào công ty nhân viên sẽ tìm đến công ty với các thái độ, giá trị, kỳ vọng được hình thành trong bản thân họ về cả công việc lẫn văn hoá công ty

Giai đoạn đối mặt với thực tế: Đây là giai đoạn ứng viên bắt đầu xem xét những giá trị, kỳ vọng của họ có đúng với thực tế ở công ty hay không. Nếu kỳ vọng và thực tế mà khác biệt nhau thì những nhân viên mới phải trải qua quá trình hoà nhập để từ bỏ các giả thuyết ban đầu và thay vào đó là các giá trị, giả thuyết mà công ty thực sự cần và muốn ở người lao động. Ngược lại nếu phù hợp thì đây cũng được xem là một trong những yếu tố góp phần vào việc duy trì văn hoá doanh nghiệp

Giai đoạn biến đổi về chất: Đây là giai đoạn mà nhân viên mới phải giải quyết tất cả những sự khác biệt ở giai đoạn đối đầu thực tế. Để làm được điều này họ phải thay đổi: làm chủ các kỹ năng công việc, thực hiện tốt vai trò mới của mình ở công ty

  • Năng suất lao động: Làm chủ các kỹ năng công việc từ đó năng suất lao động sẽ tăng
  • Sự cam kết với tổ chức: Đồng thời có sự cam kết các mục tiêu với tổ chức
  • Sự luân chuyển lao động: Quyết định của nhân viên mới đó có ở lại công ty hay không

Disneyland là một ví dụ

Toàn bộ nhân viên mới của Disneyland có hai ngày làm việc đầu tiên để nghe giảng và xem phim về việc công ty Disneyland mong đợi và kỳ vọng như thế nào về suy nghĩ và cách nhìn nhận của những nhân viên trong công ty

Giai đoạn hoà nhập có ý nghĩa quyết định nhất đối với những nhân viên mới vào công ty. Đây là giai đoạnh mà công ty cần nỗ lực uốn nắn nhân viên mới vào thành những thành viên lòng cốt và vững vàng của tổ chức.

2.3. Người lãnh đạo là yếu tố then chốt duy trì văn hoá doanh nghiệp

Phẩm chất lãnh đạo là yếu tố then chốt trong việc duy trì nền văn hoá doanh nghiệp

Phẩm chất của người lãnh đạo chính là yếu tố then chốt trong việc duy trì văn hóa doanh nghiệp. Họ chính là người định hướng từ tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của công ty. Các hành vi, cư xử và phong cách lãnh đạo, truyền cảm hứng của họ quyết định việc duy trì văn hóa của công ty.

Carlos Ghosn là một nhà lãnh đạo kinh doanh thành công, người sử dụng nguyên tắc lãnh đạo dân chủ và được công nhận cho những  thay đổi hoàn toàn vượt trội của Nissan trong năm 2000.

2.4. Luôn giữ những đặc trưng của văn hoá doanh nghiệp

Luôn giữ gìn nền giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Luôn giữ vững những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là điều mà các thế hệ lãnh đạo cũng như nhân viên của doanh nghiệp cần phải thực hiện để duy trì văn hóa doanh nghiệp, nhất là trong thời buổi biến động kinh tế như hiện nay. Để từ những giá trị đó luôn phát huy những truyền thống của doanh nghiệp, tạo những thành tựu mới.

Mới đây Việt Nam đã hình thành Hiệp hội Phát triển Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam góp phần giữ gìn, phát triển văn hóa các doanh nghiệp Việt. Các giải thưởng về văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu cũng được mở rộng góp phần ghi nhận những tập thể, cá nhân xuất sắc.

Duy trì văn hóa doanh nghiệp là việc mà mỗi doanh nghiệp cần phải đưa lên hàng đầu, là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp thành công vững mạnh. Và con người chính là nhân tố quan trọng để góp phần xây dựng nền văn hóa mạch lạc trong doanh nghiệp.

 

Chuyên gia Nguyễn Dương, CCXP
  • Thành viên hội đồng Huấn luyện viên Forbes Global
  • Chuyên gia trải nghiệm khách hàng và chiến lược.
  • Nhà sáng lập CEMPARTNER
  • Nguyên Giám đốc Quốc gia Singtel Việt Nam
  • Nguyên Giám đốc phát triển Singtel Việt Nam
  • Nguyên PGĐ chiến lược khách hàng Viettel mobile
  • Nguyên Giám đốc quan hệ khách hàng iBasis Inc (USA)
  • Thạc sỹ về quản lý quốc tế, Đại học Capilano, Vancouver, Canada 2004 - 2006
  • Cử Nhân Kinh tế và MBA, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà nội. 1994 - 1998 và 2000 - 2001

      LinkedIn

Chưa có bình luận nào cho bài viết này.
Bình luận của bạn:
Đánh giá bài viết
(Rated 5/5 based on 1 customer reviews)

123movies