4 MÔ HÌNH VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
en

4 MÔ HÌNH VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

Ngày đăng: 7/3/2019 / Danh mục: CEM PARTNER Blog

4 mô hình văn hóa doanh nghiệp là nguyên tắc tổ chức đặc trưng đứng sau các giá trị, hình ảnh, cách giao tiếp, dịch vụ… của một công ty. Văn hóa doanh nghiệp thường được phân loại theo mức độ nhấn mạnh vào các yếu tố khác nhau như: phân cấp, quy trình, đổi mới, hợp tác, cạnh tranh, sự tham gia của cộng đồng và tham gia xã hội.

Xem thêm:

1. Tìm hiểu về văn hoá doanh nghiệp

1.1 Văn hoá doanh nghiệp là gì?

 Theo Wiki: “Văn hoá doanh nghiệp có thể được hiểu là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích chung.“

 


Văn hoá doanh nghiệp ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của tổ chức đặc biệt là khách hàng.

Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của tổ chức từ nhân viên, các mối quan hệ, với tổ chức khác và đặc biệt là mối quan hệ với khách hàng. Hiện nay, văn hóa doanh nghiệp đang chuyển từ tập trung vào quy trình sang tập trung vào con người - yếu tố cốt lõi trong giai đoạn kinh tế thị trường 4.0.

Chi tiết xem:

1.2 Tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp tạo động lực cho nhân viên làm việc

Những tập đoàn khổng lồ về công nghệ như Google, Facebook... đã tạo nên thành công cho mình bằng cách cung cấp những lợi ích độc đáo cho chính nhân viên và khách hàng. Trong khi đó, các công ty khởi nghiệp, cũng đang nhanh chóng chuyển dịch quy tắc văn hóa doanh nghiệp để tối ưu dịch vụ dành cho nhân viên, khách hàng với chi phí hợp lý.

Trong thập kỷ trước, văn hóa doanh nghiệp lấy con người làm trung tâm được báo trước là một trong những yếu tố quan trọng nhất cho sự thành công lâu dài của doanh nghiệp. Và hiện tại trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, yếu tố con người chính là chìa khóa thành công cho doanh nghiệp.

Vậy tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp là gì?

  • Văn hoá doanh nghiệp giúp cho các nhân viên hiểu được giá trị của bản thân đối với doanh nghiệp
  • Văn hoá doanh nghiệp giúp khích lệ tinh thần cho mọi người khiến họ làm việc quên thời gian
  • Văn hoá doanh nghiệp tạo động lực cho mọi người đồng thời tạo nên khí thế của cả một tập thể chiến thắng
  • Văn hoá doanh nghiệp tạo cho toàn bộ nhân viên trong công ty cùng chung một mục tiêu làm việc
  • Giúp mọi người vượt qua các giai đoạn thử thách, các giai đoạn khó khăn của công ty

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp được hình thành bởi văn hoá dân tộc, người lãnh đạo, văn hoá bên ngoài

Quá trình hình thành văn hóa doanh nghiệp là một hành trình dài và bị tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó 3 yếu tố quyết định là:

  • Văn hoá dân tộc: Văn hoá doanh nghiệp sẽ dựa vào văn hoá dân tộc như tư tưởng nhân bản, tinh thần cầu thực, ý chí phần đâu, tự cường, chuộng sự hài hoà....để xây dựng văn hoá riêng cho mình
  • Nhà lãnh đạo, người sáng lập: Nhà lãnh đạo sẽ là người tạo ra các ý thức, biểu tượng, niềm tin, ngôn ngữ, huyền thoại và nghi lễ
  • Ảnh hưởng từ văn hoá bên ngoài: những kinh nghiệm tập thể từ doanh nghiệp, học hỏi từ doanh nghiệp khác, xu hướng hoặc trào lưu từ xã hội 

Vậy hiện nay văn hoá doanh nghiệp có bao nhiêu mô hình cùng đọc ngay phần dưới đây nhé:

2. 4 mô hình văn hoá doanh nghiệp

 Trên thế giới đã hình thành nhiều mô hình văn hóa doanh nghiệp (VHDN), nhưng tựu trung có thể phân thành bốn mô hình tiêu biểu:

2.1 Mô hình văn hoá doanh nghiệp gia đình

Văn hóa gia đình là một trong 4 mô hình văn hoá doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp gia đình là mô hình nằm ở góc thiên về con người và thứ bậc.


Đây là một dạng mô hình định hướng về quyền lực, người lãnh đạo như là một người chủ gia đình có trách nhiệm chăm lo cho các thành viên khác và đòi hỏi sự trung thành của các thành viên. Người có kinh nghiệm, người lớn tuổi, người nắm vị trí cấp cao sẽ có quyền quyết định lớn hơn và đóng vai trò cốt lõi trong doanh nghiệp.


Ưu điểm: Tạo nên sự gắn kết giữa các cá nhân bởi sự trung thành và truyền thống văn hóa. Thành công được các doanh nghiệp xác định là giải quyết tốt các nhu cầu của khách hàng và chăm sóc nhân viên hạnh phúc.

 

Nhược điểm: Công ty càng lớn, việc duy trì loại hình văn hóa này càng khó khăn.

 

Đối tượng phù hợp: Các công ty có xu hướng đưa môi trường doanh nghiệp trở thành khép kín, chú trọng vào nền văn hóa bản địa.


Ví dụ về mô hình văn hoá gia đình

 

  • Các doanh nghiệp Hàn Quốc hầu hết đều theo mô hình văn hóa gia đình. Họ đã vận dụng khéo léo các hình thức để thể hiện được sự quan tâm của doanh nghiệp đối với nhân viên và gia đình như: quan tâm đến việc học hành của con cái, việc hiếu hỷ... đều được doanh nghiệp trợ cấp đặc biệt.
  • Bằng mọi cách, các doanh nghiệp cố gắng để nhân viên yên tâm với công việc của mình ở doanh nghiệp, bồi dưỡng tình cảm như đối với gia đình họ.

 

 

Người Hàn Quốc đã xây dựng doanh nghiệp có tổ chức như một gia đình

 

2.2 Mô hình văn hoá doanh nghiệp tháp Eiffel

 

Mô hình văn hóa tháp Eiffel thiên về nhiệm vụ và tôn trọng thứ bậc

Trong 4 mô hình văn hoá doanh nghiệp thì mô hình văn hóa này thiên về nhiệm vụ và tôn trọng thứ bậc. Mô hình doanh nghiệp sẽ như một hình tháp có nhiều tầng, mỗi tầng có một nhiệm vụ riêng, phân cấp từ trên xuống dưới và được quy định rõ ràng trong quy chế và bảng mô tả công việc để đảm bảo sự vững chắc của tòa tháp. Các nhà lãnh đạo điều khiển dựa trên sự phối hợp và tổ chức dựa trên hiệu quả công việc, đối với họ giữ cho tổ chức hoạt động trơn tru là quan trọng nhất.


Ưu điểm: Văn hóa doanh nghiệp lúc này sẽ thiết lập nên các quy tắc và chính sách đồng nhất giữ cho tổ chức cùng phát triển. Mục tiêu dài hạn là sự ổn định kết hợp các nhiệm vụ ngắn hạn hiệu quả, kiểm soát quy trình, công cụ chất lượng tạo ra kết quả. Do đó, việc quản lý nhân sự phải sẽ tập trung vào KPIs và hiệu suất.

 

Nhược điểm: Cách tiếp cận rất khô khan này không tạo ra cảm hứng hoặc dám thử nghiệm, điều này có thể dẫn đến việc thiếu niềm đam mê hoặc khó chịu từ các nhân viên vì môi trường quá cứng nhắc.

 

Đối tượng phù hợp: Các công ty thiên về quản trị bằng sức mạnh, quyết đoán. thường là các công ty về sản xuất...


Ví dụ về mô hình văn hoá tháp Eiffel

 

  • Mạnh mẽ và hiệu quả, mô hình văn hoá tháp Eiffel là điển hình ở Đức. Điều này được phản ánh trong việc tuân thủ các nguyên tắc kinh doanh, làm việc theo sự vận hành có tổ chức từ trên xuống dưới làm giảm đi các phương án dự phòng hay hạn chế các tình huống tự phát trong quá trình diễn biến sự việc.
  • Người Đức không thích sự bất ngờ. Những thay đổi đột xuất trong các thương vụ kinh doanh thường không được chào đón.

 

Mạnh mẽ và hiệu quả, mô hình văn hoá tháp Eiffel là điển hình ở Đức

 

2.3 Mô hình văn hoá tên lửa dẫn đường

Trong 4 mô hình văn hoá doanh nghiệp thì mô hình tên lửa dẫn đường  thiên về nhiệm vụ và phân quyền

Ngược hoàn toàn với mô hình văn hóa gia đình, mô hình này thiên về nhiệm vụ và phân quyền. Do vậy nó chú trọng đến sự bình đẳng ở nơi làm việc và định hướng vào công việc, tạo ra một môi trường làm việc năng động và sáng tạo và chấp nhận rủi ro.


Ưu điểm: Trong 4 mô hình văn hoá doanh nghiệp, mô hình này thiên về sự sự sáng tạo và đổi mới được nhấn mạnh với mục tiêu dài hạn là phát triển và tạo ra các nguồn lực mới. Việc tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ được coi là thành công đối với các doanh nghiệp

này.  Do đó, thúc đẩy sáng kiến cá nhân và tự do phát triển của mỗi nhân viên trong doanh nghiệp.

 

Nhược điểm: Văn hóa thị trường có thể khiến nhân viên bị thiếu phương hướng và trách nhiệm.

 

Đối tượng phù hợp: Các doanh nghiệp làm theo dự án hoặc làm theo nhóm

 

Ví dụ về mô hình văn hoá tên lửa

 

  • Cơ quan hàng không vũ trụ quốc gia (NASA) đã tiên phong sử dụng nhóm dự án làm việc trong tàu thăm dò vũ trụ giống như tên lửa điều khiển. Để hoàn thành nhiệm vụ hạ cánh mặt trăng cần 140 kỹ sư thuộc các lĩnh vực khác nhau.
  • Không hề có hệ thống thứ bậc nào tất cả trách nhiệm và quyền hạn của họ đều ngang nhau, hoặc ít nhất gần như ngang nhau vì không ai biết sự đóng góp của người khác.

 

Nasa đã sử dụng mô hình văn hóa tên lửa dẫn đường để hoàn thành dự án

 

2.4 Mô hình văn hoá doanh nghiệp lò ấp trứng

Doanh nghiệp lý tưởng là nơi để các nhân viên tiềm năng có thể phát huy khả năng của bản thân

Trong 4 mô hình văn hoá doanh nghiệp thì mô hình này thiên về con người và bình đẳng. Điều này mô tả văn hóa doanh nghiệp như một lò ấp trứng để các thành viên tự phát huy khả năng và tự tạo mối quan hệ. Nhân viên được thỏa sức sáng tạo, không bị gò bó, ép buộc theo bất kỳ lề lối nào, phát huy khả năng tự học hỏi, tự nghiên cứu, tự hoàn thiện bản thân hơn.


Ưu điểm: Trong doanh nghiệp này, sự nhấn mạnh vào chiến thắng, mục tiêu giữ cho tổ chức hoạt động cùng nhau. Danh tiếng và thành công, thâm nhập được thị trường chứng khoán là quan trọng nhất. Phong cách tổ chức văn hóa doanh nghiệp của họ sẽ dựa trên sự cạnh tranh.

 

 Nhược điểm: Cường độ như vậy có thể dẫn đến sự cạnh tranh giữa nhân viên và mọi người cảm thấy áp lực phải luôn luôn ở bên.

 

Đối tượng phù hợp: Doanh nghiệp thiên về sáng tạo, công nghệ, thiết kế...


Ví dụ về mô hình văn hoá lò ấp trứng: Facebook có thể được coi là một điển hình mẫu cho văn hóa lò ấp trứng. Dựa trên lời khuyên răn nổi tiếng của CEO Mark Zuckerberg: Di chuyển nhanh và phá vỡ mọi thứ các nhân viên không bị ràng buộc bởi quy trình, quy định mà có thể tự phát triển bản thân.


Tại Facebook các cá nhân không bị ràng buộc bởi lòng trung thành và có thể tự phát triển bản thân


Trong các mô hình trên, mô hình văn hóa gia đình và mô hình lò ấp trứng là 2 mô hình dễ lấy khách hàng làm trung tâm nhất. Bởi vì 2 mô hình này vừa tập trung vào việc nâng cao tinh thần và hiệu suất làm việc của nhân viên, vừa tối ưu sản phẩm mang tới cho khách hàng dịch vụ tốt nhất.


4 mô hình văn hóa doanh nghiệp áp dụng thực tế hiện nay trong các doanh nghiệp không đơn thuần tách rời nhau mà là sự kết hợp của nhiều yếu tố tích cực tùy thuộc vào mục tiêu và đặc thù của doanh nghiệp. Và thành quả gặt hái được chính là sự thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh chủ nên nhớ vấn đề cốt lõi hiện nay đó là lấy con người làm trọng tâm để xây dựng văn hóa cho phù hợp.


 

Chuyên gia Nguyễn Dương, CCXP
  • Thành viên hội đồng Huấn luyện viên Forbes Global
  • Chuyên gia trải nghiệm khách hàng và chiến lược.
  • Nhà sáng lập CEMPARTNER
  • Nguyên Giám đốc Quốc gia Singtel Việt Nam
  • Nguyên Giám đốc phát triển Singtel Việt Nam
  • Nguyên PGĐ chiến lược khách hàng Viettel mobile
  • Nguyên Giám đốc quan hệ khách hàng iBasis Inc (USA)
  • Thạc sỹ về quản lý quốc tế, Đại học Capilano, Vancouver, Canada 2004 - 2006
  • Cử Nhân Kinh tế và MBA, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà nội. 1994 - 1998 và 2000 - 2001

      LinkedIn

Chưa có bình luận nào cho bài viết này.
Bình luận của bạn:
Đánh giá bài viết
(Rated 5/5 based on 1 customer reviews)

123movies