CHIẾN LƯỢC KHÁCH HÀNG TRUNG THÀNH
en

CHIẾN LƯỢC KHÁCH HÀNG TRUNG THÀNH

Ngày đăng: 7/3/2019 / Danh mục: CEM PARTNER Blog

Chiến lược khách hàng trung thành đóng góp vai trò rất lớn trong việc xây dựng thương hiệu. Bởi “Khách hàng là tài sản vô giá của doanh nghiệp”. Cũng vì lẽ đó, mà nhiều doanh nghiệp vẫn luôn tìm kiếm cho mình một chiến lược sao cho hiệu quả và phù hợp nhất.

 

Xem thêm:

1. Chiến lược để có khách hàng trung thành là gì?

Khách hàng trung thành là những người gắn bó thân thiết với doanh nghiệp, có sự tin tưởng và ủng hộ lâu dài trong khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ. Có thể nói, đối với một doanh nghiệp thì việc xây dựng đội ngũ khách hàng trung thành là việc làm không hề đơn giản. Do đó, các chiến lược khách hàng trung thành đã lần lượt xuất hiện ở từng doanh nghiệp.

Chiến lược giữ chân khách hàng trung thành là mấu chốt của sự phát triển

 

Chiến lược giữ chân khách hàng trung thành là các biện pháp, các kế hoạch mà mỗi doanh nghiệp vạch ra và có những phương hướng cụ thể với mục đích tìm kiếm và giữ chân, duy trì khách hàng. Hầu hết các doanh nghiệp đã có những chiến lược riêng, song, những chiến lược đó chưa hẳn đã triệt để hoặc chưa thể thu hút nguồn khách hàng tối đa.

 

Tuy nhiên, để đưa những quyết định trong chiến lược xây dựng khách hàng trung thành, mỗi doanh nghiệp cần phải xác định rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của những chiến lược này. Bởi lẽ khi đã xác định được mục đích, động cơ làm việc thì năng suất cũng như các phương pháp làm việc sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn.

2. Tại sao phải xây dựng chiến lược khách hàng trung thành?

Đối với một số doanh nghiệp nhỏ, người ta cho rằng việc xây dựng chiến lược giữ chân khách hàng trung thành là thực sự không cần thiết. Vậy, theo bạn, đó có phải là suy nghĩ đúng?

 

Không chỉ các doanh nghiệp lớn, mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng phải hết sức chú tâm vào chiến lược giữ chân khách hàng trung thành. Bởi lẽ khách trung thành là những người tạo ra nguồn thu, lợi nhuận thuần trực tiếp cho doanh nghiệp của bạn.

 

Doanh nghiệp sẽ không thể nào phát triển khi không có đối tượng sử dụng các dịch vụ của mình. Do đó, muốn có được khách hàng trung thành và duy trì họ thì buộc các doanh nghiệp phải xây dựng các chiến lược sao cho linh hoạt, phù hợp và có hiệu quả cao.

Chiến lược giữ chân khách hàng trung thành đúng giúp doanh nghiệp thành công

 

Hơn nữa, các chiến lược đưa ra sẽ là một cơ sở đảm bảo uy tín cho đơn vị của bạn đối với khách hàng. Khách hàng sẽ luôn tin tưởng một doanh nghiệp đặt ưu tiên cho sự phát triển khách hàng hơn rất nhiều những đơn vị bỏ qua khâu này.

 

Đặc biệt, chi phí để duy trì khách hàng trung thành đều rất tối giản, không gây tiêu hụt quá lớn cho ngân sách của doanh nghiệp. Và kết quả thì doanh nghiệp không những có được số lượng khách đông đảo mà còn góp phần làm tăng thu nhập và lợi nhuận từ những vị khách này.

 

Vậy nên, việc đưa ra chiến lược khách hàng trung thành rất cần thiết, nó có ý nghĩa và vai trò to lớn giúp thúc đẩy các hoạt động doanh nghiệp, hướng tới những giá trị tốt đẹp trước mắt.

3. Cách xây dựng chiến lược giữ chân khách hàng trung thành

Đây là một trong những chủ đề được nhiều nhà quản lý quan tâm và chú ý nhất trong khâu chăm sóc khách hàng. Có thể thấy, việc thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp lần đầu cũng đã gây ra những khó khăn nhất định cho doanh nghiệp, thế nhưng việc làm thế nào để giữ chân khách hàng trung thành còn khó hơn rất nhiều. Vì thế, hãy tham khảo một vài cách xây dựng chiến lược giữ chân khách hàng trung thành dưới đây.

3.1. Tạo ấn tượng tốt đẹp

Đây là một trong những chiến lược khách hàng trung thành nền tảng. Trong bất kỳ lĩnh vực nào trong xã hội thì “ cái nhìn đầu tiên” có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Và kinh doanh cũng không ngoại lệ. Việc tạo ấn tượng ngay lần đầu tiên nhìn thấy, lần đầu tiên trải nghiệm đã làm cho khách có những dấu ấn mạnh mẽ về đơn vị của bạn.

Ấn tượng tốt đẹp đầu tiên sẽ giúp khách hàng ở lại lâu bên bạn

Ngoài việc quảng cáo trên các trang xã hội, thì hình ảnh thực tế cũng ảnh hưởng rất lớn đến cảm nhận của khách hàng. Ví dụ với chuỗi cửa hàng cà phê Cộng, chúng ta bỏ qua những trải nghiệm về đồ uống, về nhân viên, về giá cả sản phẩm, chỉ quan tâm đến trang trí, không gian và diện mạo của quán. Không phải hầu hết những có đến 70% khách hàng bị ấn tượng, bị thu hút bởi phong cách của chuỗi cửa hàng này.

Ngoài ra, ấn tượng ban đầu còn là cách doanh nghiệp đối xử với khách hàng. Một lá thư email chào mừng, một tin nhắn chúc mừng đến với đơn vị của bạn cũng đủ tạo ấn tượng đẹp trong lòng khách hàng. Như vậy, chiến lược đầu tiên để xây dựng, giữ chân khách hàng trung thành thật đơn giản phải không nào?

3.2. Chiến lược khách hàng trung thành tập trung vào trải nghiệm khách hàng

Đây là chiến lược mang ý nghĩa trực tiếp tác động đến quyết định có trở thành khách hàng trung thành hay không. Bởi trải nghiệm của khách hàng chỉ có khi họ được sử dụng các sản phẩm mà doanh nghiệp bạn mang đến. Nếu những trải nghiệm mang tính tích cực, đó là dấu hiệu tốt cho sự phát triển về sau của doanh nghiệp.

 

Nhưng ngược lại, những trải nghiệm xấu, sẽ dẫn đến hàng loạt những thất bại tiếp theo. Vì thế, đừng bỏ qua trải nghiệm của khách, vì đây cũng là một trong những chiến lược giữ chân khách hàng trung thành cho bạn đấy.

3.3. Lắng nghe điều khách hàng muốn

Đây là chiến lược khách hàng trung thành thứ 3 mang tính chi tiết, tỉ mỉ và đòi hỏi độ chính xác tuyệt đối. Bởi sự lắng nghe phải chân thành nhất thì mới có kết quả. Khách hàng mong muốn từ doanh nghiệp bạn những gì, hãy lắng nghe họ, hiểu họ và luôn tôn trọng những ý kiến đó. 

 

Chúng ta tin rằng sẽ không ai thành thực với chúng ta hơn những vị khách trung thành. Vì vậy, luôn luôn lắng nghe, cóp nhặt những điều khách muốn để sửa đổi, cải thiện giúp khách có được sự hài lòng khi đã chọn doanh nghiệp của bạn.

3.4. Hiểu và đáp ứng khách hàng của bạn

Một doanh nghiệp có được sự hài lòng cao từ khách hàng là một doanh nghiệp biết quan tâm đến những nhu cầu của họ. Để hiểu và đáp ứng được khách hàng, doanh nghiệp cần phải có chiến lược khách hàng trung thành dựa trên việc thiết lập hệ thống nhận những đóng góp, những yêu cầu từ khách hàng hàng ngày để đảm bảo tính kịp thời khi giải quyết.

Hãy luôn hiểu và đáp ứng khách hàng của bạn

 

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa bạn sẽ phải đáp ứng tất cả các yêu cầu từ khách hàng. Bởi có những khách hàng luôn có hành vi tiêu cực, những yêu cầu nằm ngoài sự đáp ứng từ doanh nghiệp. Khi đó, bộ phận tiếp nhận và xử lí thông tin cần linh hoạt, có cách giải quyết khéo léo, tránh gây ra tiếng xấu, những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của đơn vị.

3.5. Xác định “ điểm đau” của khách hàng và giải quyết

Khái niệm “ điểm đau” là một cách nhìn nhận khác đi khi khách hàng có những phát sinh khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Khi “ điểm đau” này xuất hiện, đồng nghĩa với việc họ đang có những khó khăn và doanh nghiệp cần phải có chiến lược đúng đắn nếu không khách hàng sẽ rời đến một đơn vị mới.

Để đưa ra được những chiến lược khách hàng trung thành, doanh nghiệp cần phải xác định chính xác “điểm đau” của khách hàng để giải quyết dứt điểm trước khi họ bắt đầu nghĩ tới việc lựa chọn đối thủ của mình.

Để làm tốt điều này, bạn hãy thực hiện các cuộc điều tra hay giám sát khách hàng trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm/dịch vụ để tìm ra những vướng mắc mà khách hàng gặp phải. Khi tìm ra các khó khăn rồi, hãy nhanh chóng giải quyết và đảm bảo rằng khách hàng sẽ không còn gặp bất cứ sự trục trặc nào khi sử dụng nữa.

3.6. Chiến lược khách hàng trung thành là tăng mức độ gắn kết với sản phẩm/ dịch vụ

Để có thể giữ chân khách hàng đầu tiên đó là đảm bảo rằng họ đang sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn. Mức độ gắn kết sẽ dần tăng lên nhờ sự phụ thuộc của khách hàng vào sản phẩm và nhu cầu muốn mở rộng. Hãy cố gắng tạo cho khách hàng cảm nhận đặc biệt và khó quên khi sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của bạn.

 

Ví dụ điển hình cho sự gắn kết là thông qua kênh quảng cáo. Các nhà quản trị đã thiết lập hàng lập những quảng cáo bạn dễ dàng thấy trên Youtube, Facebook, Zalo,…Việc chạy đi chạy lại lâu ngày buộc khách hàng sẽ có sự tò mò, hoặc chí ít, họ cũng đã biết đến tên tuổi, thương hiệu của bạn rồi.

3.7. Sử dụng NPS để đánh giá mức độ hài lòng

Rất nhiều doanh nghiệp dùng chỉ số NPS để đánh giá sự hài lòng của Khách hàng

Để giữ chân được khách hàng trung thành thì các doanh nghiệp không thể thiếu được chiến lược khách hàng trung thành dựa trên sự hài lòng của khách hàng. NPS là chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng các dịch vụ, sản phẩm ở một doanh nghiệp nào đó.

 

Chẳng hạn, để có được đánh giá mức độ hài lòng khi đến với chuỗi nhà hàng buffet Lẩu Phan thì khách hàng cần trả lời các câu hỏi của nhà hàng với các khía cạnh như: chất lượng đồ ăn/ đồ uống, thời gian gọi món, thái độ phục vụ nhân viên,....

 

Các câu trả lời của khách hàng dựa theo thang điểm từ 0-10, qua đó xác định các nhóm đánh giá mức độ, cụ thể:

 

Promoters (9 – 10 điểm): đây là kết quả từ những khách hàng tiềm năng, họ luôn hạnh phúc và hài lòng với sản phẩm của công ty bạn.

 

Passives (7 – 8 điểm): là những khách hàng tương đối hài lòng về dịch vụ, sản phẩm. Họ có thể trở thành khách hàng tiềm năng hoặc chuyển sang sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty đối thủ.

 

Detractors (dưới 6 điểm): là những khách hàng dễ dàng bỏ đi và truyền những lời tiêu cực về sản phẩm của bạn.

3.8. Tiếp cận khách hàng đã bỏ đi

Chúng ta vẫn hay bảo nhau “ Có công mài sắt có ngày nên kim” khi muốn khuyên nhủ ai đó về sự nỗ lực, tính kiên trì trong cuộc sống. Và trong kinh doanh cũng rất cần đức tính này vì vậy các doanh nghiệp đừng bỏ qua chiến lược khách hàng trung thành dựa trên việc tiếp cận khách hàng đã bỏ đi.

 

Chính sự kiên trì bằng các cải thiện trong việc làm mới hình ảnh, thương hiệu của bạn sẽ là chiến lược giúp tiếp cận những khách hàng đã từng rời bạn đi.

 

Chưa chắc họ bỏ đi là sẽ mãi không quay lại, vì thế, doanh nghiệp không nên bỏ qua những vị khách này. Bằng những chiến lược cụ thể, hành động chi tiết để cho khách hàng thấy doanh nghiệp của bạn luôn biết lắng nghe, sửa đổi để phù hợp với khách hàng nhất.

 

Luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến những vị khách từng quen này, bởi chẳng ai muốn “ đánh kẻ chạy lại” phải không nào? Vì thế, khi nhận được cơ hội mà khách hàng trao cho, doanh nghiệp phải biết nắm bắt và hành động thật cẩn thận để tránh rủi ro tiếp theo.

3.9. Chiến lược khách hàng trung thành là tăng tính tương tác của khách hàng

Chiến lược tiếp theo giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng chính là việc tăng sự tương tác giữa đơn vị - khách hàng. Cụ thể, hãy xem qua một vài cách tăng tương tác sau.

 

 Đại diện cho điều gì đó: Nếu doanh nghiệp của bạn không hoặc chưa đại diện cho điều gì thì đây là nguyên nhân khiến khách hàng thờ ơ với bạn. Các doanh nghiệp phải biết mình đại diện cho điều gì và điều đó phải có một vị thế nhất định.

 

Chẳng hạn, thương hiệu cà phê Trung Nguyên, họ là nhãn hiệu cà phê nổi tiếng trong nhiều năm qua, và họ đại diện cho những người nông dân trồng cây cà phê của miền đất Buôn Ma Thuột. Chính điều đó làm cho tất cả chúng ta khi nhắc đến Trung Nguyên là nhớ ra cà phê Buôn Ma Thuột.

 

Tận dụng các kiểm chứng xã hội ( social proof) tích cựcViệc tận dụng các kiểm chứng xã hội tích cực hay còn coi là những trải nghiệm đã được chứng minh thông qua đông đảo người thực hiện mang tính tích cực trong xã hội, mang lại hiệu quả cao trong chiến lược khách hàng trung thành.

 

Những kiểm chứng này giúp khách hàng có được sự tin tưởng và bị thuyết phục hơn rất nhiều so với việc đơn thuần kiểm chứng tại doanh nghiệp của bạn.

 

 Kích thích cái tôi cá nhân của khách hàng: Hầu hết chúng ta đều có tâm lý đám đông, thích những cái chung nhất, có nhiều người cùng thích nhất. Vì thế việc tìm ra những khách hàng có tính cá nhân mạnh mẽ là rất khó đối với doanh nghiệp. Bằng cách thu thập thông tin phản hồi, những đánh giá cụ thể và có tính chất độc lập hơn tất cả sẽ giúp bạn tìm ra những vị khách tiềm năng này.

 

Cái tôi của họ lúc này rất quý giá giúp doanh nghiệp của bạn có những nét sáng tạo mới hoàn toàn và không có sự đồng nhất, đơn điệu. Ngoài ra, cách làm này còn khiến cho đơn vị của bạn giữ chân những vị khách trung thành bởi sự tiếp nhận ý kiến là cách bạn thể hiện sự tôn trọng cao nhất.

 

 Bán hàng đúng cách: Có khi nào doanh nghiệp bạn thắc mắc rằng mình đã bán hàng đúng cách hay không? Bởi vì việc bán hàng đúng cách hay không là một trong những chiến lược khách hàng trung thành quan trọng.



Sử dụng những từ ngữ họ thích nghe: Không chỉ việc chào mời hay những lời nói lịch sự trong giao tiếp là những điều khách muốn nghe, mà bên cạnh đó những từ ngữ có tính thuyết phục cao và liên quan đến ưu đãi cho khách cũng là điều họ thích nghe.

 

Có thể cùng một ý nghĩa, nhưng hãy cố diễn đạt khác đi sao cho phù hợp, gần nhất với nhu cầu của khách, chắc chắn bạn sẽ có được khách hàng trung thành.

 

Giảm thiểu nhược điểm và va chạmNhững nhược điểm và va chạm khách hàng đối với doanh nghiệp trong bán hàng là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu biết vận dụng những cách diễn đạt dễ chịu, điềm đạm đi một chút thì khiến khách hàng dễ chịu vô cùng.

 

Muốn làm được điều này, hệ thống nhân viên cần được training những kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng xử và xử lí tình huống một cách cặn kẽ. Việc training sẽ mất một khoản chi phí, song nó thực sự không đáng gì so với việc bạn làm mất đi những vị khách tiềm năng.

 

 Tăng chất lượng chăm sóc dịch vụ khách hàng bằng cách:

 

Tốc độ đứng sau chất lượng: Cho dù doanh nghiệp bạn kinh doanh bất kì sản phẩm nào đi chăng nữa thì hãy luôn nhớ chất lượng luôn dành vị trí số 1. Tuy rằng để thỏa mãn cả hai điều kiện này một lúc là rất khó khăn, nhưng thời gian chúng ta có thể kể đến những sai số đi cùng như vấn đề về cơ sở vật chất không cho phép chẳng hạn.

 

Hãy nhớ chất lượng thì không được phép có lỗi. Một ví dụ rất đơn giản và phổ biến, bạn chỉ có 30 phút cho giờ nghỉ trưa, bạn muốn order một đồ uống từ hãng Phúc Long. Do điều kiện khách đông, đường tắc mà món đồ uống bạn nhận được trễ mất 30 phút.

 

Thay vì đó, chất lượng đồ uống không hề bị biến đổi, bạn cảm thấy hài lòng và khi đó, tâm lí chung chúng ta dễ bỏ qua sự chậm trễ của thời gian hơn rất nhiều.

 

 Khách hàng ưa thích những doanh nghiệp hiểu họ: Đây là điều hoàn toàn chính xác. Khách hàng luôn ủng hộ và hưởng ứng các gói sản phẩm, dịch vụ mà công ty bạn đưa ra nếu bạn là đơn vị hiểu khách hàng cần gì nhất. Việc hiểu ở đây là cho họ những gì họ cần và nên biết về sản phẩm họ đang sử dụng.

Hãy luôn hiểu khách hàng của mình

Thêm vào đó, các chương trình khuyến mãi, giảm giá vào ngày sinh nhật cũng thể hiện doanh nghiệp bạn rất hiểu và rất quan tâm đến khách hàng. Và dĩ nhiên đây chính là một trong những chiến lược khách hàng trung thành rồi

 

 Chọn kênh liên lạc phù hợpThay vì bạn gửi thông tin và liên lạc qua tất các các kênh mà khách hàng cung cấp thì hãy chọn ra đâu là nơi khách hàng hay xuất hiện nhất. Doanh nghiệp có thể phân khúc thông qua độ tuổi, nghề nghiệp của khách hàng.

 

Ví dụ đối với khách hàng tuổi teen, là học sinh, sinh viên thì kênh liên lạc chính là Facebook, Zalo, Instagram, đối với những người đang độ tuổi đi làm tại công sở thì liên lạc qua email, qua số điện thoại, đối với khách hàng là người trung tuổi, cao tuổi hãy liên lạc qua số điện thoại, hoặc đến nhà riêng,…Như vậy, có rất nhiều phương tiện liên lạc, song bạn nên chọn ra kênh liên lạc thích hợp nhất để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí.

 

 Tạo ra nỗ lực chung: Tạo nỗ lực chung ở đây có nghĩa là tạo ra một hệ thống hỗ trợ hiệu quả. Doanh nghiệp cần giúp khách hàng nắm được tình hình. Một số doanh nghiệp sử dụng những công cụ như Campfire để cập nhật những thông tin thực chất về chuyện gì đang xảy ra ở phía khách hàng từ đó có thể cải thiện thời gian phản hồi của mình lên 340% bằng cách tạo ra một không gian hỗ trợ trong đó mọi nhân viên đều có thể tiếp cận.

 

 Các chương trình khách hàng trung thành: Đã tạo ra nguồn khách hàng trung thành thì mỗi doanh nghiệp nên có các chương trình, chiến lược khách hàng trung thành dành riêng cho họ và thể hiện sự đặc quyền nhất định.

 

 Khuyến khích khách hàng tham gia: Đối với chương trình này, doanh nghiệp thực hiện các buổi talkshow tại mỗi cơ quan, đơn vị hoặc trường học để quảng cáo thương hiệu của mình. Tiếp đó, giới thiệu, làm rõ những điều tốt đẹp mà mỗi khách hàng có được khi tham gia.

 

Ví dụ công ty chứng khoán KB Việt Nam đã có những buổi nói chuyện với các bạn sinh viên Học viện Ngân hàng, với mục đích giới thiệu về công ty, đưa ra những lợi ích cho việc tiết kiệm tài chính cá nhân khi mở tài khoản tại công ty. Sự kiện này được đông đảo sinh viên tham gia và mở tài khoản chứng khoán tại KB.

 

 Biến những khách hàng lí tưởng thành VIPsThành phần VIPs không những làm tăng doanh số cho công ty mà còn làm nên thương hiệu cho bạn. Hãy luôn tiếp cận, mời gọi và quan tâm đến những khách hàng lí tưởng, những khách hàng luôn sẵn sàng chịu chi trả một khoản tiền để được sử dụng dịch vụ của bạn. Chắc chắn, họ sẽ trở thành những con át chủ bài cho doanh nghiệp của bạn.

 

 Gắn khách hàng với những cái tên mỹ miều: Có nhiều người cho rằng đây là chiêu trò dụ dỗ khách hàng và nó hoàn toàn vô ích. Nhưng hãy nghĩ kỹ mà xem, khi có một cái tên mới, một cái tên mang lại cho họ sự thành công nhiều hơn, đi liền với họ trong suốt quá trình phát triển sự nghiệp kinh doanh, liệu họ có cảm thấy tự hào? Chắc chắn là có. Khi đã tạo cho họ sản phẩm tốt rồi thì một cái tên thật phù hợp sẽ khiến họ thấy hạnh phúc, thấy vui vẻ hơn rất nhiều.

 

Tựu chung, chiến lược khách hàng trung thành không phải là việc làm dễ dàng đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có những chiến lược đúng đắn, những bước đi chính xác thì việc mang lại hiệu quả là rất cao. Mong rằng bài viết dưới đây cũng chia sẻ được phần nào cho các nhà quản lý về chiến lược giữ chân khách hàng trung thành.


 

Chuyên gia Nguyễn Dương, CCXP
  • Thành viên hội đồng Huấn luyện viên Forbes Global
  • Chuyên gia trải nghiệm khách hàng và chiến lược.
  • Nhà sáng lập CEMPARTNER
  • Nguyên Giám đốc Quốc gia Singtel Việt Nam
  • Nguyên Giám đốc phát triển Singtel Việt Nam
  • Nguyên PGĐ chiến lược khách hàng Viettel mobile
  • Nguyên Giám đốc quan hệ khách hàng iBasis Inc (USA)
  • Thạc sỹ về quản lý quốc tế, Đại học Capilano, Vancouver, Canada 2004 - 2006
  • Cử Nhân Kinh tế và MBA, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà nội. 1994 - 1998 và 2000 - 2001

      LinkedIn

Chưa có bình luận nào cho bài viết này.
Bình luận của bạn:
Đánh giá bài viết
(Rated 0/5 based on 0 customer reviews)

123movies