CÁCH GIỮ CHÂN KHÁCH HÀNG TRUNG THÀNH
en

CÁCH GIỮ CHÂN KHÁCH HÀNG TRUNG THÀNH

Ngày đăng: 7/3/2019 / Danh mục: CEM PARTNER Blog

Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì việc giữ chân khách hàng trung thành là điều đáng được quan tâm hơn cả. Bởi lẽ doanh nghiệp có phát triển, có được nguồn lợi nhuận cao hay không là nhờ vào sức mua của khách hàng. Vậy đâu là cách giữ chân khách hàng trung thành hiệu quả nhất?

 

Xem thêm:

 

Giữ chân khách hàng trung thành là bài toán khó với doanh nghiệp

1.Tại sao phải giữ chân khách hàng trung thành?

Tại sao bạn phải tìm hiểu cách giữ chân khách hàng trung thành. Dễ nhận thấy, khách hàng trung thành là những người luôn tin tưởng, ủng hộ các hoạt động trong kinh doanh của doanh nghiệp. Sự trung thành thể hiện qua hàng loạt hành vi mua, tần suất mua và khả năng mua của khách

 

Bên cạnh đó, khách hàng trung thành còn là kênh quảng cáo trung thực nhất của doanh nghiệp, tạo cho doanh nghiệp những khách hàng mới tiềm năng. Vì các lý do đó mà việc giữ chân khách hàng trung thành trở nên cần thiết và quan trọng đối với doanh nghiệp.

 

Khách hàng trung thành là kênh truyền thông hiệu quả của doanh nghiệp

 

Đặc biệt, việc giữ chân khách hàng trung thành còn tạo một ấn tượng tốt đẹp về doanh nghiệp bạn trong việc chăm sóc khách hàng. Những vị khách khi đã chọn đơn vị của bạn là điểm đến trung thành lâu dài, thì những sự quan tâm đến các đối thủ của bạn đều rất thờ ơ, thậm chí họ không mảy may đến.

 

Trong cảm nhận của họ, doanh nghiệp bạn đang rất trân trọng khách hàng và họ cảm thấy việc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tại đơn vị của bạn là hoàn toàn xứng đáng.

 

Xem thêm:

2. Cách giữ chân khách hàng trung thành

Để đạt được mục đích giữ chân khách hàng, doanh nghiệp có thể tham khảo một trong số các chiến lược dưới đây.

2.1. Đáp ứng khách hàng của bạn

Một doanh nghiệp có thể đáp ứng được các nhu cầu từ khách hàng cần phải thực hiện các việc sau.

 

Tìm hiểu mong muốn của khách hàng:  Trước hết, doanh nghiệp muốn đáp ứng tốt cho khách hàng cần phải tìm hiểu các mong muốn của họ. Việc này có thể thông qua cách lấy phản hồi từ khách, tìm kiếm thông tin từ thị trường để đưa ra các nhu cầu của khách hàng toàn diện nhất. Bởi vì việc tìm hiểu và đáp ứng tất cả các mong muốn từ khách là việc làm rất khó đối với doanh nghiệp.

 

Vì vậy, chúng ta chỉ nên tìm ra những đặc trưng trong nhu cầu của từng phân khúc khách hàng. Sau khi tổng hợp, công ty sẽ có chiến lược để phát triển các chương trình đáp ứng mong muốn của khách hàng.

 

Nhận thức được bạn là ai và đem đến điều gì: Mặc dù bạn là doanh nghiệp lớn hay nhỏ thì cũng phải xác định được nhiệm vụ và mục đích công việc mình đang và sẽ làm là gì đều hết sức cần thiết. Nếu như một doanh nghiệp cứ làm theo cảm tính, không có những kế hoạch đề ra thì việc thực hiện các công việc sau đó sẽ có những rủi ro cao.

 

Hơn nữa, các doanh nghiệp nên training cho nhân viên để biết và nhận thức được giá trị của doanh nghiệp và các công việc phải làm giúp duy trì và giữ chân khách hàng trung thành. Bản thân nhân viên không nắm được nhiệm vụ, giá trị của công ty mình thì việc tư vấn, chăm sóc khách hàng sẽ gặp không ít khó khăn.

 

Giữ cho chất lượng sản phẩm và dịch vụ nhất quán: Đây chính là cách giữ chân khách hàng trung thành hiệu quả nhất. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ là hai yếu tố luôn đồng hành và có ý nghĩa quyết định đến việc giữ chân khách hàng của công ty bạn. Hãy điều chỉnh một cách hợp lý nhất để chúng luôn nhất quán với nhau. Có nhiều doanh nghiệp đã không duy trì được khách hàng trung thành chỉ vì chất lượng bập bõm, không giữ được “phong độ”, và điều này sẽ khiến khách hàng nhanh chóng chán nản và muốn rời đi tìm một nơi khác tốt hơn.

 

Hãy thu thập phản hồi của khách hàngCó thể nói, khách hàng vừa là những vị khách mang đến cho doanh nghiệp lợi nhuận nhưng họ cũng là những người trong việc đóng góp, xây dựng ý kiến phản hồi.

Phản hồi của khách hàng trung thành giúp doanh nghiệp trưởng thành hơn

 

Những phản hồi từ khách hàng trung thành luôn đảm bảo tính chân thành, trung thực và giàu tính xây dựng cho doanh nghiệp. Bởi vì họ luôn mong muốn được trải nghiệm những giá trị mới từ bạn, vì vậy, những phản hồi đó phần nào hé mở cho doanh nghiệp về nhu cầu mà họ muốn bạn đáp ứng.

 

Ngày nay có rất nhiều phương tiện để thu thập phản hồi từ khách như trả lời phiếu phản hồi trực tiếp, trả lời qua form trên mạng hoặc trả lời qua điện thoại liên lạc. Và việc thu thập phản hồi khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp nhận thức được mình đang ở vị trí nào trong lòng khách để đưa ra những cải thiện mới trong tương lai.

 

Hãy chú ý đến danh tiếng trên mạng của bạn: Đây cũng là một trong những cách giữ chân khách hàng trung thành. Thật vậy, ngoài việc tạo dựng một diện mạo chỉn chu bên ngoài thì những hình ảnh trên các trang mạng xã hội doanh nghiệp cũng nên lưu ý. Tích cực xây dựng các fanpage, các cập nhật mới nhất về thông tin sản phẩm, dịch vụ của mình để khách hàng có được thông tin khi cần.

 

Đừng bao giờ để thương hiệu của bạn bị chìm nghỉm trên trang xã hội, bởi thực tế có đến 70% khách hàng biết đến doanh nghiệp qua mạng xã hội. Do đó, chú ý đến danh tiếng của mình trên mạng xã hội cũng là cách giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng trung thành.

 

Hãy sẵn sàng để thích nghi với thị trường của mình: Một trong những thành công của việc giữ chân khách hàng chính là doanh nghiệp thích nghi với thị trường. “ Thương trường là chiến trường”, nó luôn có những biến động xảy ra từng giây từng phút, khiến cho doanh nghiệp buộc phải dành hết nỗ lực để thích nghi với thị trường.

 

Một thị trường hoàn hảo luôn cho phép doanh nghiệp đứng vững trước những guồng quay về giá, về cung cầu và về sức ép thị trường. Vì thế, hãy luôn xác định và sẵn sàng cho cuộc chiến này bằng cách thích nghi nhanh chóng, khi đó khách hàng trung thành luôn đi theo bạn dù thị trường có ra sao đi nữa.

2.2. Dịch vụ chăm sóc khách hàng là cách giữ chân khách hàng trung thành tốt nhất

Đào tạo để nhân viên của bạn đối xử với khách hàng bằng sự tôn trọngThực tế thì nhân viên chính là bộ mặt của doanh nghiệp. Và việc nhân viên đối xử với khách hàng như thế nào cũng chính là cách doanh nghiệp đối xử với khách như thế. Do vậy, các nhà quản lý cần có công tác đào tạo nhân viên sát sao.

 

Chú trọng tuyển chọn, phỏng vấn nhân viên không những có chuyên môn nghiệp vụ mà còn có cách ứng xử,  giao tiếp và thái độ khi làm việc. Bên cạnh đó, luôn đào tạo cho nhân viên cách làm hài lòng khách hàng, những nghệ thuật chăm sóc khách hàng sao cho khéo léo nhất.

 

Để làm được việc này, doanh nghiệp có thể tổ chức các lớp học kỹ năng mềm, phong cách công sở giúp nhân viên thay đổi dần từ trong nhận thức rồi phát triển thành hành động.

 

Sử dụng những từ ngữ họ thích ngheKhông chỉ  những lời chào, câu hỏi thăm quan tâm đến khách hàng mà những cách diễn đạt, truyền đạt ý đến khách hàng cũng nên chú tâm. Khách hàng luôn có xu hướng thích nghe những từ ngữ liên quan đến ưu đãi, quyền lợi mà họ có được.

 

Và nên có sự linh hoạt trong văn phong giao tiếp với từng nhóm khách hàng để họ cảm thấy thoải mái và hài lòng khi tương tác với doanh nghiệp của bạn.

 

Áp dụng giờ hoạt động cố định và dễ nhớNgoài khung giờ hành chính diễn ra các giao dịch, hoạt động giữa khách hàng và công ty, thì bạn có thể linh hoạt trong việc quy định giờ làm việc. Không chỉ giúp khách hàng dễ nhớ mà họ còn cảm nhận được sự tinh tế của bạn.

 

Ví dụ, đối với nhóm khách hàng có giờ làm việc trùng với giờ hành chính, bạn nên sắp xếp thời gian riêng có thể vào ngày cuối tuần hoặc khung giờ tan sở. Như vậy khiến họ dễ thở hơn, bớt sự bận rộn và đặc biệt sẽ không thể quên.

 

Trở nên linh hoạt: Khách hàng không hề thích một doanh nghiệp có lối làm việc khô cứng và dập khuôn, do vậy, phải luôn linh hoạt trong cách làm việc để khách hàng không cảm thấy nhàm chán.

 

Giải quyết khiếu nại một cách kịp thời là một trong những cách giữ chân khách hàng trung thành: Các khiếu nại từ phía khách hàng có thể cho nhiều lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên hệ thống xử lý cần có cách giải quyết nhanh nhất, phù hợp nhất. Cụ thể, khi các phản hồi được đưa đến, hãy nhanh chóng xem xét và giải đáp cho khách bằng cách gọi điện trực tiếp, gửi email hoặc trao đổi qua kênh trực tuyến.

 

Khi doanh nghiệp đáp ứng nhanh và triệt để những khiếu nại từ khách hàng thì họ chắc chắn luôn tin tưởng và trở thành vị khách lâu dài của bạn.

 

Học cách buôn bán chân thậtCó thể thấy ngày nay có rất nhiều công ty đa cấp xuất hiện với mục đích chiếm đoạt tài sản của khách hàng bằng việc gây dựng niềm tin và khả năng sinh lời của hoạt động. Tuy nhiên, thực tế những công ty này đều bị phá sản và bị truy cứu trách nhiệm hình sự nữa.

 

Vì thế, dù có mong muốn lợi nhuận đến đâu chăng nữa, thì hãy luôn đảm bảo bạn là một doanh nghiệp chân thật, buôn bán thật và không lừa đảo. Và đó là cách giữ chân khách hàng đơn giản nhất.

 

Làm cho cửa hàng của bạn sạch sẽ và thân thiệnChắc chắn rằng một cửa hàng cà phê thân thiện với đội ngũ nhân viên cởi mở, không gian xanh sạch như StarBucks sẽ khiến cho khách không nỡ rời chân đi phải không nào? Nên nhớ việc vệ sinh cửa hàng, chỗ làm cũng ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách về đơn vị của bạn nhé.Sẽ chẳng có ai thích làm việc, thích trải nghiệm ở một nơi rác thải bừa bộn và nhân viên cau có đâu.

 

Hãy luôn chăm chút cho cửa hàng của mình để lấy lòng cả những vị khách khó tính nhất sẽ giúp bạn duy trì sức mua một cách đáng kể.

2.3. Nói lời cảm ơn để giữ chân khách hàng

Thực sự mà nói thì lời cảm ơn trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng nên có để tạo mối quan hệ tốt đẹp cho cả hai bên. Và trong kinh doanh không ngoại trừ điều này. Đừng bao giờ tiết kiệm lời cảm ơn với khách hàng của mình- những người tạo cho mình thu nhập và giúp mình tiến bộ mỗi ngày.

 

Lời cảm ơn là sự gắn kết giữa khách hàng với doanh nghiệp, tạo cho khách hàng sự hài lòng và cảm giác được tôn trọng. Thế nên, hãy luôn cảm ơn khách hàng của mình nhé.

2.4. Giữ cho sản phẩm và dịch vụ nhất quán

Nhất quán trong thiết kếCho dù trải qua nhiều năm trong lĩnh vực công nghệ thế nhưng sự nhất quán trong các sản phẩm Iphone của hãng Apple vẫn có những nét đặc trưng như màu sắc, logo hình quả táo, các thiết trong giao diện vẫn không thay đổi. Và chính sự nhất quán tạo nên thương hiệu riêng và độc đáo cho doanh nghiệp.

Nhất quán trong thông điệp và sự tương tác: Để thực hiện nhất quán trong thông điệp và sự tương tác đòi hỏi doanh nghiệp phải theo  sát hành trình của khách truy cập để nắm bắt được phần nào ý định và kỳ vọng của họ. Vì thế, việc cá nhân hóa nên khai thác vào những kỳ vọng này để có sự điều hướng phù hợp hơn và ít lặp đi lặp lại và góp phần vào cách giữ chân khách hàng trung thành

 

Khi đó việc thực hiện cá nhân hóa sẽ chính xác khi bạn dựa vào sự thay đổi trên hành vi cụ thể trong thời điểm thực của khách hàng thông qua công cụ A/B Test.

2.5. Khuyến khích khách hàng tham gia là cách giữ chân khách hàng trung thành tốt nhất

Để giữ chân khách hàng trung thành, doanh nghiệp nên có các chương trình đặc trưng nhất về sản phẩm, dịch vụ của mình với mục đích khuyến khích khách hàng tham gia. Thông qua các buổi chạm mặt, chương trình quảng cáo, phát tờ rơi, thiện nguyện, nói chuyện với khách hàng tiềm năng để phát huy tối đa công dụng của chiến lược.

 

Tiếp đó, làm rõ những điều tốt đẹp mà công ty sẽ mang lại cho mỗi khách hàng có được khi tham gia. Ví dụ việc các ngân hàng lớn tại Việt Nam đã có chương trình mở tài khoản miễn phí với mục đích giới thiệu về đơn vị, đưa ra những lợi ích cho việc sử dụng các dịch vụ. Và hầu hết các sự kiện như thế đều được đông đảo khách hàng tham gia.

2.6. Chủ động giao tiếp với khách hàng

Khách hàng sẽ luôn cảm thấy yên tâm đối với doanh nghiệp có sự chủ động với họ trong hoạt động kinh doanh. Việc chủ động giao tiếp với khách hàng rất dễ thực hiện mà lại mang đến hiệu quả cao để giữ chân khách ở lại.

 

Cụ thể, những tin nhắn, những lá thư email, cách gửi lời chúc mừng, sự quan tâm thông qua các kênh liên lạc giúp cho doanh nghiệp có được sự hài lòng từ phía khách hàng.

Giữ liên lạc với khách hàng là cách duy trì lòng trung thành hiệu quả


Đặc biệt, trong giao tiếp trực tiếp, những câu thể hiện sự giúp đỡ đối với khách hàng khi đến với doanh nghiệp cũng phần nào lấy được thiện cảm của khách hàng. Sự chủ động không chỉ cung ứng được nhu cầu của khách mà giúp doanh nghiệp luôn chủ động trong mọi tình huống khác nhau, giúp giải quyết công việc nhanh chóng hơn.

2.7. Biến những khách hàng lý tưởng thành VIPs

Cách giữ chân khách hàng trung thành đó là biến khách hàng thành những khách hàng VIPs. Việc biến một khách hàng lý tưởng thành VIPs cần có thời gian để thực hiện. Cụ thể, doanh nghiệp phải có được thông tin về khách hàng, về số lần tương tác với doanh nghiệp và khả năng của họ trong tương lai đối với doanh nghiệp.

 

Từ đó, có danh sách những khách hàng lý tưởng, tiến hành chăm sóc với những ưu đãi độc quyền để kích thích sự đầu tư của họ. Bởi vì thành phần VIPs không những làm tăng doanh số cho công ty mà còn làm nên thương hiệu cho bạn.

2.8. Gắn khách hàng với những cái tên mỹ miều

Có thể có nhiều doanh nghiệp không đề cao việc làm đặt tên mỹ miều cho khách hàng, tuy nhiên đây cũng là cách khơi gợi cảm hứng nhất định trong lòng khách. Với một người thường xuyên tương tác với doanh nghiệp sẽ có một cái tên riêng, một cái tên sẽ đổi vận cho họ và mang lại cho họ sự thành công nhiều hơn.

 

Khi đã tạo cho họ sản phẩm tốt rồi thì một cái tên thật phù hợp sẽ khiến họ thấy hạnh phúc, thấy vui vẻ hơn rất nhiều.

2.9. Luôn tạo ra những sự khuyến khích cho khách hàng

Sự khuyến khích tuy có giá trị không cao nhưng nó cũng là sự động viên, khích lệ cũng như phần quà dành cho vị khách trung thành vậy. Khách hàng sẽ rất vui khi nhận được thông tin giảm giá, khuyến mãi hay ưu đãi mua 1 tặng 1 chẳng hạn. Họ luôn cảm thấy được quan tâm và việc mình ủng hộ doanh nghiệp này cũng không làm mình thất vọng.

 

2.10. Cá nhân hóa là một trong những cách giữ chân khách hàng trung thành hiệu quả

 

 

Cá nhân hoá sự chăm sóc đối với khách hàng sẽ giúp giữ chân khách hàng hiệu quả. Hãy chọn và cho vào hệ thống các nhóm khách hàng có nhiều đặc điểm chung với nhau nhất sẽ giúp cho doanh nghiệp quản lý họ một cách hiệu quả và việc chăm sóc cũng không còn là vấn đề. Thêm vào đó, phân khúc khách hàng cho từng bộ phận để chăm sóc cá nhân sẽ được cải thiện và kịp thời.

 

Đừng quá chú tâm vào tất cả các chi tiết nhỏ bé, khi một doanh nghiệp lớn sẽ tự biết cách sắp xếp công việc khoa học và đạt được năng suất cao.

2.11. Đừng quá hứa hẹn mọi thứ

Tại sao doanh nghiệp không nên hứa hẹn mọi thứ? Bởi khi bạn gieo rắc cho khách hàng niềm hy vọng lớn thì tỷ lệ rủi ro đi cùng sẽ rất cao. Hơn cả chính doanh nghiệp của bạn cũng chưa thể kiểm soát được kết quả của những lời hứa.

 

Do đó, chúng ta chỉ nên cam kết làm tốt, làm đúng và nỗ lực thể hiện sự cố gắng cho họ thấy. Chỉ khi sự cố gắng được công nhận thì niềm hy vọng mới xuất hiện và việc duy trì khách hàng bắt nguồn từ chính những cố gắng từng ngày của doanh nghiệp.

2.12. Đừng bao giờ thể hiện sự thờ ơ với khách hàng

Đúng là sự thờ ơ của doanh nghiệp là nguyên nhân chính khiến khách hàng rời đi và tìm đến đối thủ. Bởi vậy cách giữ chân khách hàng trung thành đó là bạn đừng bao giờ sự thờ ơ. Mặc dù doanh nghiệp có chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt nhưng sự quan tâm, để ý đến khách hàng không có cũng là một sai sót.

 

Cho dù họ là vị khách đầu tiên và có thể không quay lại nhưng hãy luôn thể hiện sự quan tâm một cách chân thành nhất với họ khi họ cần đáp ứng. Một đơn vị dành sự chăm sóc khách hàng lên đầu chắc chắn luôn có lượng khách trung thành to lớn.

2.13. Đưa đến cho khách hàng một lộ trình cụ thể

Cách làm việc hay chính là cách sắp xếp công việc theo lộ trình cụ thể cho khách hàng cũng là cách duy trì số lượng khách của doanh nghiệp. Đừng chỉ diễn thuyết suông thôi, hãy làm những thứ thật cụ thể để khách hàng nắm được chi tiết nhất các quy trình.

 

Và quan trọng là sự sắp xếp các công việc nên tuân theo sự logic, khoa học để tiện cho khách theo dõi. Khi đó, khách hàng cảm nhận được cách làm việc chuyên nghiệp của doanh nghiệp, tạo nên một sự trung thành vĩnh cửu.

2.14. Chú ý đến các đối thủ cũng là cách giữ chân khách hàng trung thành

Khi xác định được đối thủ và hình thức cạnh tranh giúp doanh nghiệp bạn có sự vượt trội thì hầu hết khách hàng luôn ủng hộ bạn. Tìm hiểu về đối thủ về cách hoạt động kinh doanh, cách tạo ra trải nghiệm cho khách, các ưu đãi đi kèm và các phản hồi từ khách về đối thủ sẽ là điểm nhấn cho bạn.

 

Bởi nắm bắt được những điểm mạnh, yếu của đối thủ, doanh nghiệp dễ kiếm soát hành vi của mình để phù hợp với khách hàng nhất.

2.15. Lưu giữ thông tin khách hàng

Đối với khách hàng đã từng sử dụng hoặc đã từng cung cấp thông tin cá nhân cho doanh nghiệp của bạn, thì việc lưu giữ những thông tin đó cũng giúp bạn có được sự ủng hộ từ họ. Ví dụ, với các hãng thời trang có được thông tin liên lạc của khách hàng, họ sẽ thường xuyên tương tác, và mong muốn thể hiện sự tồn tại của công ty mình với khách hàng.

 

Và sau những lần tương tác, khách hàng thường nảy sinh sự tò mò, kích thích để thử sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó. Như vậy, việc lưu giữ thông tin khách hàng tưởng chừng vô ích nhưng lại có sức tạo ra nguồn khách trong tương lai cho đơn vị.

2.16. Phân chia từng nhóm khách hàng để phục vụ tốt hơn

Việc phân chia khách hàng theo các tiêu chí khác nhau như độ tuổi, nghề nghiệp, sở thích,…sẽ hỗ trợ doanh nghiệp phục vụ tốt hơn và nhanh hơn. Khi những khách hàng trong cùng một nhóm là sinh viên, họ sẽ có rất nhiều điểm chung như cách tương tác chủ yếu là qua mạng xã hội, các sản phẩm họ hướng tới có mức giá trung bình và sinh viên thường ưa chuộng các sản phẩm có tính giải trí cao hơn.

 

Như thế khi phân loại khách hàng doanh nghiệp không còn băn khoăn về cách tạo ra sản phẩm cũng như phương thức chăm sóc khách sao cho hiệu quả từ đó sẽ giữ chân khách hàng. Bởi vậy muốn có cách giữ chân khách hàng trung thành các bạn đừng quên phục vụ thật tốt nhóm khách hàng nhé.

2.17. Đổi trả cho khách hàng nhanh chóng, thuận tiện

Ví dụ điển hình cho cách thức giữ chân khách trung thành này là công ty dịch vụ vận chuyển Giao hàng nhanh (GHN). Các đơn hàng giao đi bị hoàn về để thay đổi diễn ra rất nhanh chóng. Đặc biệt, chi phí cũng tiết kiệm và có nhiều ưu đãi với khách hàng thường xuyên sử dụng. Vì thế mà doanh nghiệp luôn dành được sự ủng hộ từ đông đảo khách hàng.

2.18. Tương tác thường xuyên với khách hàng là cách giữ chân khách hàng trung thành

Thông qua mạng xã hội như facebook. Zalo, Google,…hoặc điện thoại liên lạc, doanh nghiệp thực hiện chăm sóc khách hàng một cách chu đáo nhất với tần suất thường xuyên, chắc chắn sẽ có được nhiều khách hàng trung thành. Đặc biệt, những chương trình khuyến mãi cũng được áp dụng liên tục để thôi thúc khách hàng tương tác với doanh nghiệp của mình.

3. Để tránh những việc mất khách hàng trung thành cần tránh 8 sai lầm

3.1 Thay đổi nhân viên quá nhiều

Có rất nhiều khách hàng tìm đến công ty với mục đích chính là được giao tiếp với nhân viên của bạn. Bởi nhân viên chính là những đại diện cho doanh nghiệp làm việc trực tiếp với khách hàng. Họ luôn lắng nghe, chia sẻ và tiếp thu những nhu cầu của khách hàng và tư vấn cho họ. Vì lí do này, bạn không nên thay đổi nhân viên quá nhiều, sẽ gây nên sự xáo trộn các mối quan hệ kinh doanh với khách hàng có liên quan.

3.2 Đối xử quá khác nhau giữa khách hàng mới và hiện có

Dù sao thì hãy luôn đối xử cân xứng và công bằng giữa những vị khách hiện tại và khách hàng mới. Đôi khi, việc tạo ra những ưu đãi cho khách hàng mới rất cần thiết, song hãy thiết kế các chương trình sao cho hợp lý để khách hàng luôn cảm thấy được xứng đáng.

3.3 Cách giữ chân khách hàng trung thành hiệu quả là đừng tập trung quá nhiều vào giá cả

Hãy luôn là nhà cung cấp thông thái, dựa vào sự biến động của thị trường để cân bằng và đưa ra mức giá hợp lý nhất. Bạn không thể lường trước được những kế hoạch thu hút khách hàng của đối thủ thông qua mức giá thấp hơn. Đừng nên tiếp thị chủ yếu vào giá cả, khi đó chính đơn vị của bạn đã tạo cho khách hàng xu hướng  liên tục tìm kiếm một mức giá thấp hơn.

3.4 Cố gắng tăng doanh thu từ khách hàng hiện có

Hãy luôn xác định cách bán hàng cho khách hiện tại thông thái nhất nhưng đừng vì thế mà bất chấp những rủi ro khác. Đơn giản nhất hãy cố gắng đáp ứng những nhu cầu của khách hàng. Và nếu khách hàng không nên tiếng thì đừng vội mời chào họ những sản phẩm khác bởi đôi khi họ rất dị ứng với cách tiếp thị đó và cho rằng việc làm này đang làm phiền đến cuộc sống họ.

3.5 Chấp nhận tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao

Có thể nói mức độ hòa hợp của nhân viên và khách hàng đối với một công ty là có sự tương đồng. Nếu tỷ lệ nhân viên chuyển đổi hay nghỉ việc cao thì khách hàng của bạn cũng vậy. Khi đó buộc các nhà quản lý phải tìm ra các nguyên nhân khiến nhân viên rời bỏ công việc. Nếu không khách hàng của bạn cũng sẽ luôn thay đổi ở mức cao.

 

Vì vậy cách giữ chân khách hàng trung thành thì đừng bao giờ chấp nhận tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao

3.6 Quên đi những sản phẩm và khách hàng trước đây

Trong suốt quá trình phát triển, những sản phẩm và dịch vụ quan trọng và khách hàng thân thiết từ những ngày đầu có xu hướng bị lãng quên. Do đó hãy tạo một danh sách các khách hàng thân thiết trước đây. Thêm vào đó là những sản phẩm được họ ưa chuộng khi sử dụng ở doanh nghiệp của bạn. Chính họ là những người đặt viên gạch cho nền móng hình thành sự phát triển của bạn ngày hôm nay, vì thế không được quên đi.

3.7 Cách giữ chân khách hàng trung thành hiệu quả là đừng thưởng không có mục tiêu rõ ràng

Điều này có nghĩa rằng bạn đang tạo nên sự thiên vị cho những khách hàng mới mà quên rằng khách hàng hiện tại cũng xứng đáng được thưởng như vậy. Ngoài ra, thưởng không có mục tiêu đối với nhân viên, sẽ tạo ra tâm thế chán nản và mất đi động lực khi làm việc.

3.8 Giải quyết mọi vấn đề bằng quy định

Những quy định có thể là bản lề giúp duy trì hoạt động trong công ty, song nó không hề đúng với khách hàng. Đối với khách hàng doanh nghiệp cần có sự linh hoạt quy định tùy theo vấn đề của khách hàng, để lấy lại lòng tin của họ. Chính sự linh hoạt giúp thiết lập các mối quan hệ tốt đẹp giữa khách hàng và doanh nghiệp.

 

Suy cho cùng, có rất nhiều cách giữ chân khách hàng trung thành cho doanh nghiệp từ bài viết này mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ góp phần thúc đẩy chất lượng chăm sóc khách hàng cho doanh nghiệp của bạn.


 

Chuyên gia Nguyễn Dương, CCXP
  • Thành viên hội đồng Huấn luyện viên Forbes Global
  • Chuyên gia trải nghiệm khách hàng và chiến lược.
  • Nhà sáng lập CEMPARTNER
  • Nguyên Giám đốc Quốc gia Singtel Việt Nam
  • Nguyên Giám đốc phát triển Singtel Việt Nam
  • Nguyên PGĐ chiến lược khách hàng Viettel mobile
  • Nguyên Giám đốc quan hệ khách hàng iBasis Inc (USA)
  • Thạc sỹ về quản lý quốc tế, Đại học Capilano, Vancouver, Canada 2004 - 2006
  • Cử Nhân Kinh tế và MBA, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà nội. 1994 - 1998 và 2000 - 2001

      LinkedIn

Chưa có bình luận nào cho bài viết này.
Bình luận của bạn:
Đánh giá bài viết
(Rated 0/5 based on 0 customer reviews)
 

123movies