Ý nghĩa của văn hóa doanh nghiệp không chỉ là kim chỉ nam cho ứng xử trong nội bộ công ty mà còn là nguồn lực doanh nghiệp, tạo lợi thế cạnh tranh thu hút nhân sự chất lượng và tạo nền tảng phát triển bền vững. Đó chính là lý do tại sao văn hóa doanh nghiệp được xem là bước đi đầu tiên, quan trọng trong hành trình chuyên nghiệp hóa của mỗi tổ chức, doanh nghiệp.
Xem thêm:
1. Khái niệm văn hoá doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị, niềm tin, hình thức được xây dựng, thừa nhận và tuân theo như một thói quen, truyền thống bởi mọi thành viên trong doanh nghiệp nhằm phát triển và thực hiện những mục tiêu đề ra của doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp được xây dựng với 03 thành phần chủ đạo:
- Tầm nhìn
- Sứ mệnh
- Giá trị cốt lõi
Và được biểu hiện thông qua các yếu tố:
- Giá trị hữu hình: nhà xưởng, đồng phục, khẩu hiện, tập san nội bộ,....
- Giá trị vô hình: giao tiếp, cách ứng xử, nghi thức, nội quy, thái độ, phong cách làm việc,...
Nói cách khác, ảnh hưởng đến mọi hoạt động của doanh nghiệp, là kim chỉ nam cho tiến trình phát triển của toàn bộ doanh nghiệp chính là ý nghĩa của văn hóa doanh nghiệp.
2. Ý nghĩa của văn hoá doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp có những tác động sâu sắc và mật thiết đến mỗi quyết định của doanh nghiệp. Những ý nghĩa văn hóa doanh nghiệp cơ bản bao gồm:
2.1 Văn hóa doanh nghiệp là công cụ triển khai chiến lược
Đây là ý nghĩa của văn hoá doanh nghiệp đầu tiên. Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định cụ thể các giá trị theo đuổi qua tầm nhìn và sứ mệnh.
Chúng bao gồm mục tiêu của doanh nghiệp, giá trị theo đuổi, khách hàng phục vụ, chất lượng sản phẩm,...và hàng loạt những định hướng kinh doanh khác. Tất cả nhân viên trong doanh nghiệp là bộ phận không thể thiếu trong chuỗi mắt xích doanh nghiệp nhưng để vận hành thống nhất, đồng đều phải có sự phối hợp nhịp nhàng.
Yếu tố văn hóa với quy tắc hành động riêng của từng doanh nghiệp sẽ giúp chi phối quyết định và dẫn lối hành động của mọi thành viên trong tổ chức.
2.2 Văn hóa doanh nghiệp là cách tạo động lực cho người lao động và sự đoàn kết cho doanh nghiệp.
Đề ra mục tiêu và toàn lực thực hiện bởi tất cả cá nhân trong tập thể doanh nghiệp chính là tiếng gọi đồng nhất cho sự đoàn kết. Đây cũng chính là ý nghĩa của văn hoá doanh nghiệp thứ 3
Con người chính là mấu chốt quan trọng nhất làm nên sự thành công của doanh nghiệp. Hướng đến mục đích chính là động lực lớn nhất để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa sự cố gắng của toàn bộ lao động, nâng cao ý thức và tinh thần tự giác, khơi dậy các tiềm năng,... nhằm thực hiện được các mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp.
Môi trường văn hóa tác động rất lớn đến tinh thần, động cơ và thái độ làm việc; tạo nên một môi trường làm việc thân thiện, hòa đồng và chuyên nghiệp.
2.3 Tạo lợi thế cạnh tranh
Về cơ bản, ý nghĩa của văn hóa doanh nghiệp chính là xác định rõ tầm nhìn và hiện thực hóa tầm nhìn bằng các tiêu thức căn bản của sứ mệnh và giá trị cốt lõi.
Nắm rõ được quy luật này, các doanh nghiệp sẽ được mở ra được hướng phát triển chiến lược tối ưu nhất cũng như lợi thế cạnh tranh riêng biệt của họ.
Ngoài ra, việc thực hiện văn hóa doanh nghiệp còn là yếu tố để gắn kết, kiểm soát và tạo động lực thúc đẩy lao động phát triển. Từ đó thúc đẩy sản sinh ra nhiều giá trị và sự khác biệt tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
2.4 Là nguồn lực của doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp cơ bản là sự tập hợp của các nguồn lực:
- Nguồn lực về tài sản: văn phòng, nhà xưởng,....
- Nguồn lực về nhân sự: kinh nghiệm, tác phong, thái độ, ứng xử,...
- Nguồn lực về tinh thần: khẩu hiệu, kỷ luật, trách nhiệm,...
Khi đã tập hợp đầy đủ yếu tố về cơ sở vật chất, nhân sự lại có thêm sự thống nhất về tinh thần sẽ tạo nên sức mạnh tập thể lớn lao và nguồn lực lớn lao, kích hoạt sự phát triển của doanh nghiệp đó.
2.5 Thu hút nhân tài, gắn bó người lao động
Ý nghĩa của văn hoá doanh nghiệp thứ 3 là thu hút nhân tài: Một doanh nghiệp có các quy định rõ ràng, kỷ luật tốt, các chính sách thúc đẩy phát triển,...chính là một môi trường tốt cho mọi lao động
Xây dựng tốt văn hóa doanh nghiệp sẽ tạo nên một lợi thế to lớn trong việc thu hút nhân tài đến với công ty và tạo được nguồn nhân sự phù hợp, khởi tạo mối quan hệ hợp tác bền vững, thống nhất và lâu dài giữa họ với tập thể.
2.6 Tạo bản sắc, nhận dạng riêng của tổ chức, phân biệt tổ chức này với tổ chức khác
Mỗi doanh nghiệp đều hướng đến một mục tiêu của họ và nỗ lực triển khai những chiến lược riêng biệt nhằm đạt được điều đó. Mục tiêu và con đường chinh phục mục tiêu chính là quá trình tạo dựng dấu ấn riêng, tạo dựng nét riêng của thương hiệu so với đối thủ cùng ngành.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp khác nhau gần như sẽ có những bước biến khác nhau, lối xây dựng và phát triển thương hiệu khác nhau, cũng như văn hóa ứng xử nội bộ khác nhau.
Do đó có thể nói, văn hóa doanh nghiệp chính là bản sắc của mỗi doanh nghiệp và làm nên sự khác biệt giữa một doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác.
2.7 Tạo sự ổn định bền vững của tổ chức
Bước đầu xây dựng văn hóa doanh nghiệp chính là khơi nguồn cho mọi định hướng phát triển của doanh nghiệp. Toàn bộ nhân viên sẽ chung ý chí, chung một mục tiêu và nỗ lực góp sức mình trong hành trình đó, những cá nhân không theo kịp, không phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp sẽ tự động bị loại bỏ.
Quá trình thay thế, loại bỏ yếu tố không phù hợp và bổ sung nhân tố thực sự phù hợp với doanh nghiệp cũng chính là quá trình củng cố, ổn định tổ chức và gia tăng sự bền vững.
Văn hóa doanh nghiệp còn xây dựng mối liên kết, nâng cao trách nhiệm kỷ luật,...giữa các thành viên. Từ đó tạo ra sự ổn định bền vững cho doanh nghiệp. Đây cũng chính là ý nghĩa của văn hoá doanh nghiệp tiếp theo
2.8 Văn hóa doanh nghiệp tạo cho mỗi thành viên hiểu được giá trị của bản thân đối với công việc.
Khi được đào tạo về văn hóa doanh nghiệp, được thực sự trải nghiệm giá trị cốt lõi của doanh nghiệp giúp từng cá nhân xác định mình là một phần tất yếu trong hoạt động, phát triển và thành công của công ty. Đây chính là động lực thúc đẩy sự đột phá của mỗi lao động.
2.9 Cho họ thêm động lực làm việc, nội bộ đoàn kết thống nhất cùng nhau.
Môi trường làm việc đầy chuyên nghiệp, hòa đồng và thân thiện sẽ thúc đẩy sự cố gắng, nhiệt huyết và cống hiến của mọi thành viên. Sống và làm việc trong môi trường chuyên nghiệp sẽ giúp từng cá nhân toàn tâm, toàn sức phấn đấu cho công việc mà không mất thời gian phân tâm vì những vấn đề không đáng có, không phục vụ cho công việc.
Các giá trị văn hóa doanh nghiệp còn đề cao sự thống nhất, là hướng đi tiến đến sự đoàn kết giữa các thành viên trong tổ chức. Từ đó tạo tâm lý gạt bỏ suy nghĩ không phù hợp để thống nhất nội bộ nhóm, phòng đến và hướng đến một bản sắc chung cho ý nghĩa của văn hóa doanh nghiệp.
2.10 Điều phối và kiểm soát
Văn hóa doanh nghiệp là một loạt những định hướng chung nên nó có những hiệu lực nhất định trong việc điều phối quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, bản thân văn hóa doanh nghiệp chính là sự khởi xướng và thực hiện bởi các thành viên. Chính xác hơn và tác động truyền đạt và giám sát từ phía lãnh đạo và được thực hiện bởi các thành viên trong tổ chức.
2.11 Giảm xung đột
Văn hóa doanh nghiệp là một tiền đề tạo ra sự thống nhất của các thành viên khi nhìn nhận và đề ra phương hướng cho một vấn đề nào đó. Đây cũng chính là ý nghĩa của văn hoá doanh nghiệp rất quan trọng
Do đó có thể nói văn hóa doanh nghiệp chính là yếu tố giúp hàn gắn mọi ý kiến theo một hướng đi chung, cùng nhìn nhận và thống nhất.
2.12 Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố chi phối hầu hết mọi kết quả của doanh nghiệp
Thông qua góc nhìn tổng quát toàn bộ vấn đề được nêu trong bài viết, văn hóa doanh nghiệp không chỉ tác động đến hướng đi chung của doanh nghiệp mà còn tác động trực tiếp đến mọi tinh thần và khả năng làm việc của các thành viên trong doanh nghiệp.
Từ đây có thể thấy rằng, ý nghĩa của văn hóa doanh nghiệp chính là sự chi phối đến hầu hết mọi hoạt động và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của mọi doanh nghiệp.