VĂN HOÁ LÀ ĐỊNH MỆNH
en

VĂN HOÁ LÀ ĐỊNH MỆNH

Ngày đăng: 2/18/2022 / Danh mục: CEM PARTNER Blog
Đối với cá nhân, tính cách là định mệnh. Đối với tổ chức, văn hóa là định mệnh!
Tôi thích câu nói này của nguyên CEO Zappos. Nhà lãnh tài năng này bán công ty mình khởi nghiệp ở tuổi hơn hai mươi với giá gần 300 triệu đô. 10 năm tiếp theo bán Zappos giá 1,2 tỷ đô.
Tài sản của anh xấp xỉ tỷ đô. Thế nhưng, thời điểm này năm ngoái, Tony - doanh nhân truyền cảm hứng như một biểu tượng phát triển văn hoá tổ chức đã chết ở tuổi 46. Đặc biệt, cái chết của anh lại ứng đúng với câu nói của bản thân: tính cách là định mệnh.
Nhiều doanh nghiệp và chính bản thân công ty Zappos cũng minh chứng vế sau của câu nói: Đối với tổ chức, văn hóa là định mệnh!
Ở phạm vi quốc gia, tôi nghĩ văn hóa cũng là một định mệnh, theo nhiều góc độ khác nhau.
Người Nhật có thể tạo nên một công có văn hóa phục vụ cực cao; họ tôn trọng con người như nhau, không có khuynh hướng phân biệt đẳng cấp các tầng lớp trong xã hội; có giá trị cốt lõi về chất lượng cao hàng đầu thế giới. Văn hóa các công ty Nhật cũng được thừa hưởng văn hóa quốc gia này. Nhưng họ cũng bị mắc kẹt trong định mệnh của mình. Đó là nhiều công ty Nhật đã cố gắng làm các thương hiệu xa xỉ và sang trọng, nhưng hầu hết không thành công. Thế giới không thừa nhận thương hiệu xa xỉ nào từ Nhật. Châu Âu, nền văn hóa phân Quý tộc, Thượng lưu… dễ dàng có nhiều thương hiệu xa xỉ và sản phẩm hạng sang nhất thế giới.
Tương tự, để một công ty Trung quốc trở thành thương hiệu với hình ảnh chất lượng cao thì cũng khó như lên trời; thế giới cũng chưa thừa nhận tên tuổi nào đến từ quốc gia này với thương hiệu về chất lượng cấp world class. Có phải đó là cũng được gọi là định mệnh không?
Vậy Việt Nam chúng ta thì sao?
Hồi xưa khi còn làm chiến lược, tôi đã từng nghĩ Việt Nam có thể dễ dàng hóa Rồng bằng một chiến lược đúng. Công ty Việt Nam dễ dàng vươn tầm với một chiến lược đột phá. Tôi đã đánh giá quá cao vai trò của chiến lược, rồi vấp ngã vài phát thì mới hiểu hơn câu nói này của cha đẻ quản trị hiện đại, cũng là nhà quản trị yêu thích của tôi, Peter Drucker: “Văn hóa nuốt chửng chiến lược như một bữa sáng”.
Nếu bạn phát triển được văn hóa phù hợp, bạn có cơ hội thực thi chiến lược với hiệu quả cao và ngược lại. Zappos có văn hóa lấy khách hàng làm trung tâm cực mạnh và vì thế chiến lược trải nghiệm khách hàng được thực thi tuyệt vời.
Chiến lược và văn hoá không nên tách rời nhau. Đó cũng là lý do vì sao khi tư vấn chiến lược trải nghiệm nghiệm khách hàng cho các doanh nghiệp, tôi lại luôn gắn với việc họ cần chuyển đổi sang văn hoá khách hàng làm trung tâm. Bởi vì, nếu không xây dựng được văn hoá đó, thì tham vọng xây dựng trải nghiệm khách hàng xuất sắc cuối cùng cũng sẽ bị "nuốt chửng" như một bữa sáng mà thôi.
Bạn có cảm thấy hiện tại văn hoá của công ty bạn đã và đang “nuốt chửng” những chiến lược và tham vọng phát triển nào của bạn chưa?
 

Chuyên gia Nguyễn Dương, CCXP
  • Thành viên hội đồng Huấn luyện viên Forbes Global
  • Chuyên gia trải nghiệm khách hàng và chiến lược.
  • Nhà sáng lập CEMPARTNER
  • Nguyên Giám đốc Quốc gia Singtel Việt Nam
  • Nguyên Giám đốc phát triển Singtel Việt Nam
  • Nguyên PGĐ chiến lược khách hàng Viettel mobile
  • Nguyên Giám đốc quan hệ khách hàng iBasis Inc (USA)
  • Thạc sỹ về quản lý quốc tế, Đại học Capilano, Vancouver, Canada 2004 - 2006
  • Cử Nhân Kinh tế và MBA, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà nội. 1994 - 1998 và 2000 - 2001

      LinkedIn

Chưa có bình luận nào cho bài viết này.
Bình luận của bạn:
Đánh giá bài viết
(Rated 0/5 based on 0 customer reviews)
 

123movies