SỰ GẮN KẾT CỦA NHÂN VIÊN VỚI TỔ CHỨC
en

SỰ GẮN KẾT CỦA NHÂN VIÊN VỚI TỔ CHỨC

Ngày đăng: 4/1/2019 / Danh mục: CEM PARTNER Blog

Sự gắn kết của nhân viên với tổ chức ngày nay được các nhà tuyển dụng nhân sự rất chú trọng và tập trung. Bởi lẽ đây là yếu tố ảnh hưởng và có tính quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp, cơ quan. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ các vấn đề liên quan đến sự gắn kết nhân sự giúp doanh nghiệp có những bước cải thiện rõ rệt.

Xem thêm:

1. Sự gắn kết nhân viên là gì?

Một cách hiểu đơn giản và khá đầy đủ thì gắn kết nhân viên là sự tận tâm và cống hiến trong công việc của một cá nhân đối với công việc của mình. Có thể thấy, một nhân viên tận tụy với công việc sẽ luôn cảm thấy hào hứng, vui tươi, đó là lúc họ cảm thấy thực sự thoải mái cả trong cảm xúc, thể chất lẫn nhận thức trong công việc.

Tính gắn kết nhân sự quyết định sự phát triển của công ty

Bên cạnh đó, sự gắn kết của nhân viên với tổ chức trong công việc của từng cá nhân sẽ có từng mức độ khác nhau như: có người chủ động gắn kết, có người không muốn gắn kết, thậm chí có người cho rằng đó chỉ là cách “làm công ăn lương” đơn thuần mà không cần sự bất cứ sự gắn kết nào cả.

Nhìn chung, một doanh nghiệp lớn mạnh sẽ rất cần sự gắn kết một cách đồng đều từ phía nhân viên. Nhân viên chính là những “ phần tử” tạo nên khối thành công lớn trong doanh nghiệp, gắn kết chặt chẽ sẽ tạo cho doanh nghiệp vượt trội. Ngược lại, không có sự gắn kết làm cho công ty bị chia phối bởi những suy nghĩ tiêu cực.

Xem thêm:

2. Tại sao sự gắn kết của nhân viên với tổ chức lại quan trọng với doanh nghiệp?

Sự gắn kết giữa nhân viên và doanh nghiệp có một tầm ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng đến sự phát triển của công ty. Cụ thể, sự gắn kết có các ý nghĩa to lớn như sau:

2.1. Sự gắn kết nhân viên giúp xu hướng vắng mặt và nghỉ việc thấp hơn

Thực tế cho thấy một hay nhiều nhân viên vắng mặt đều gây cản trở đến năng suất và chất lượng công việc của mỗi doanh nghiệp. Việc thường xuyên vắng mặt cũng sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra hình tượng xấu trong mắt khách hàng. Đối với một nhân viên có sự chủ động trong gắn kết sẽ tự tạo ra động lực cho bản thân, giúp hoàn thành công việc nhanh nhất, tốt nhất. Vì thế, họ thường ít vắng mặt hơn.

2.2. Sự gắn kết của nhân viên với tổ chức giúp năng suất cao hơn

Các con số thống kê tại các doanh nghiệp đều có chung kết quả rằng những nhân viên gắn kết cao luôn có hiệu suất làm việc cao hơn những nhân viên thiếu gắn kết. Thực tế mà nói, nếu doanh nghiệp xây dựng được một môi trường có sự gắn kết nhân viên cao thì năng suất sẽ tăng cao hơn, niềm yêu thích và sự cống hiến của nhân viên với công việc cũng cao hơn. Từ đó dẫn đến lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp.

2.3. Gắn kết nhân sự giúp nhân viên có sự kết nối hơn

Gắn kết nhân viên không chỉ đơn thuần là sự gắn bó giữa nhân viên với công việc mà còn là sự thân thiết, hòa đồng giữa các nhân viên trong doanh nghiệp với đồng nghiệp, với nơi làm việc của họ. Một môi trường làm việc có sự gắn bó, kết nối giữa các nhân viên sẽ là một “chất xúc tác” vô hình khiến họ hăng say trong công việc hơn bao giờ hết.

Nhân viên có sự kết nối hơn giúp họ hăng say hơn với công việc

Khi một doanh nghiệp đã tạo ra một môi trường làm việc có sự gắn kết của nhân viên với tổ chức một cách tích cực giữa các nhân viên thì đó sẽ là cách giúp nhân viên làm việc nhiều hơn để hoàn thành các nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất.

Như vậy, qua các ý nghĩa trên, chúng ta có thể khẳng định rằng sự gắn kết nhân viên với doanh nghiệp là điều hết sức quan trọng và cần thiết để đưa một doanh nghiệp đi lên và có sức cạnh tranh vượt trội.

3. Các cách duy trì gắn kết nhân sự với tổ chức

Hiểu được tầm quan trọng của việc gắn kết nhân viên nhưng không phải nhà quản lý nào cũng biết nên làm gì để duy trì sự gắn kết đó. Nếu bạn đang ở vị trí chủ chốt trong công ty, hãy thử tham khảo một số cách duy trì, cải thiện mối quan hệ giữa nhân viên- doanh nghiệp và nhân viên- nhân viên dưới đây.

3.1. Dành thời gian và lắng nghe nhân viên của bạn giúp tăng sự gắn kết nhân viên

Ngày nay, để hạn chế được sự nghi ngờ hay cảm giác bất ổn của nhân viên đối với doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo cần thể hiện khả năng quản lý tài tình của mình bằng việc giải quyết mọi mối quan ngại của nhân viên trong môi trường làm việc. Và cách giải quyết đơn giản mà chúng tôi gợi ý cho bạn là hãy “ Lắng nghe” nhân viên của bạn điều này sẽ thực sự giúp duy trì và phát triển sự gắn kết của nhân viên với tổ chức của bạn

Hãy lắng nghe nhân viên của bạn để xây dựng môi trường gắn kết

Môi trường công sở, doanh nghiệp thường hay xuất hiện những thông tin đồn thổi từ nhiều luồng khác nhau. Tuy nhiên tất cả đều xuất phát từ một lý do nào đó, và để ngăn chặn những tin đồn lây lan là thường xuyên hỏi han nhân viên và lắng nghe thắc mắc của họ.

Bạn có thể tổ chức thảo luận hoặc họp nhóm 15 phút buổi sáng hàng ngày trước khi bắt đầu công việc với mục đích cho nhân viên bày tỏ, chia sẻ mong muốn, nguyện vọng hoặc thắc mắc của mình.

Phương pháp thảo luận và phản hồi trực tiếp này không chỉ giúp bạn giải đáp mọi nỗi lo của nhân viên một cách trực tiếp mà còn giúp nhân viên hiểu được môi trường làm việc này thực sự gắn kết nhân sự

3.2. Muốn gắn kết nhân sự thì hãy trả lời theo cách riêng của bạn

Thực tế thì nhân viên đều có sự mong chờ một lời giải thích, một câu trả lời hợp lý, đủ sức thuyết phục từ quản lý và lãnh đạo của họ mỗi khi gặp khó khăn trong công việc. Một nhà lãnh đạo thông minh và sáng suốt sẽ công khai nhận xét và giải đáp các mối quan tâm của nhân viên một cách trung thực nhất để phá vỡ những hoài nghi từ phía nhân viên và họ cảm thấy hoàn toàn xứng đáng và nể phục.

3.3. Hành động phù hợp giúp tăng sự gắn kết của nhân viên với tổ chức

Việc giao tiếp cởi mở, tích cực thường xuyên và khả năng thích nghi với mọi hoàn cảnh của nhân viên là chìa khóa mở ra cánh cửa thay đổi diện mạo cho doanh nghiệp. Bởi lẽ nhân viên thích ứng nhanh chóng với môi trường thay đổi, luôn có tình thần học hỏi, thêm vào đó là một nhà lãnh đạo giỏi có thể truyền đạt rõ ràng mục tiêu hướng tới, sẽ tạo điều kiện cho mọi thành viên có định hướng đi tương lai tốt hơn từ đó tăng sự gắn kết của nhân viên với tổ chức

Đặc biệt, những sự thay đổi giúp công ty vươn đến tầm cao mới và có tác động tích cực thì việc đó rất đáng để tiếp tục thực hiện. Đây cũng là cơ hội để nhân viên cảm thấy những nỗ lực của họ là xứng đáng.

Để có thể đưa ra các thay đổi tích cực thì các doanh nghiệp cần phải nhanh nhẹn. Việc làm này được thể hiện ở các giám đốc điều hành cần có dữ liệu phù hợp để đưa ra quyết định về chất lượng và tập thể nhân viên có tinh thần gắn kết nhân sự cao giữ cho lợi thế cạnh tranh của công ty không bị ảnh hưởng.

3.4. Giúp mọi người thấy tại sao công việc của họ lại quan trọng

Việc đưa ra những lý lẽ chứng minh cho nhân viên hiểu rằng công việc họ đang làm có ý nghĩa quan trọng đối với công ty và đối với chính bản thân họ. Bằng cách đưa ra những giả thiết về sự vắng mặt của nhân viên sẽ khiến cho doanh nghiệp trở nên trì trệ, thậm chí ngừng hoạt động.

Hãy luôn đề cao vai trò và sứ mệnh của nhân viên bởi chính họ là những nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh của công ty.

Bên cạnh đó, làm rõ cho nhân viên biết rằng công việc họ đang làm còn quan trọng với chính bản thân họ. Bởi đây là môi trường giúp nhân viên gắn kết, phát triển và học hỏi lẫn nhau, giúp bản thân mỗi người hoàn thiện dần lên.

Từ đó, họ sẽ cảm thấy yêu thích công việc mình đang làm và cảm thấy hài lòng vì những đóng góp của mình có ý nghĩa to lớn với doanh nghiệp.

3.5. Muốn duy trì gắn kết nhân sự cần đưa ra những phản hồi trung thực

Một cách vô hình nào đó thì lời động viên kịp thời và chính xác là đòn bẩy giúp con người làm tốt hơn trong lần tiếp sau. Thật vậy, mỗi cá nhân đều rất muốn nghe  những điều lãnh đạo nghĩ về công việc của họ thường xuyên, thẳng thắn.

Đối với cá nhân làm tốt, hãy động viên khích lệ họ để qua đó, mỗi nhân viên sẽ có thêm động lực để lên kế hoạch mới cho công việc của mình.

Ngược lại, đối với nhân viên chưa đáp ứng được mong đợi, hãy tạo cho họ cơ hội để cải thiện. Bởi sự thất vọng bị dồn nén lâu ngày sẽ khiến con người ta trở nên ì ạch và không thể phát triển thêm nữa.

3.6. Quan tâm đến công việc của mọi người làm tăng sự gắn kết của nhân viên với tổ chức

Nhân viên sẽ cảm thấy được quan tâm, được gắn kết hơn với công việc khi họ biết rằng bạn không chỉ là người lãnh đạo giỏi mà còn có “tâm” nữa. Đơn giản bằng việc hỏi han nhân viên mỗi ngày sẽ tự động khiến bạn trở nên hòa đồng, thân thiện và có được sự yên mến, kính nể từ mọi người.

Hãy để ý những điều họ mong muốn và bạn hãy cố gắng hình dung việc họ đang làm. Khi đó, trong mỗi nhân viên sẽ cảm nhận được sự đồng điệu và tự chủ động trong gắn kết với doanh nghiệp.

3.7 Thể hiện sự thích thú ở khía cạnh con người vượt quá khía cạnh công việc

Hãy tạo ra sự phong phú và thú vị trong những cuộc trò chuyện để thực sự tạo nên sự gắn kết của nhân viên với tổ chức. Bởi lẽ bên cạnh công việc người ta còn có cuộc sống, là những gì diễn ra đối với ta sau 8 tiếng chốn công sở. Biết đâu đó, qua những lần trò chuyện, ta tìm kiếm được một hình mẫu con người khác xa với lúc họ làm việc.

Và chắc chắn một điều rằng những câu chuyện xoay quanh cuộc sống sẽ là những đề tài thú vị và được mọi người hưởng ứng rất nhiệt tình. Qua mỗi lần nói chuyện, mọi người sẽ biết bạn quan tâm đến họ và đây là một cách tạo sự gắn kết nhân sự rất đơn giản trong công ty.

3.8. Đo lường việc lãnh đạo thực sự giúp duy trì sự gắn kết  nhân viên

Điều quan trọng làm nên cái Uy của người lãnh đạo là sự chân thành. Hãy quan tâm đến mọi người một cách thật tâm nhất. Nếu bạn chỉ tập trung vào lợi ích cá nhân và không để ý đến người khác, việc lãnh đạo sẽ trở nên khô khan và gượng ép, không được sự thừa nhận từ phía nhân viên. Từ đó, làm mất đi mối gắn kết nhân sự và tổ chức.

3.9. Duy trì sự gắn kết của nhân viên với tổ chức cần chú trọng phát triển kỹ năng của từng cá nhân

Thời buổi hiện nay môi trường làm việc hợp tác và làm việc theo nhóm đã được nhiều doanh nghiệp áp dụng.Tuy nhiên, một môi trường tập trung quá nhiều vào cái chung tập thể, mà bỏ qua những cái tôi thì lại là một thiếu sót.

Bởi mỗi cá nhân sẽ có một ý tưởng, một suy nghĩ khác, bởi khả năng tư duy và sáng tạo của con người là vô hạn và điều nhà lãnh đạo cần làm là lắng nghe tất cả. Tốt nhất, hãy tập trung và đề cao ý kiến cá nhân một cách chọn lọc nhất, công bằng nhất.

Trong mỗi doanh nghiệp, các thành viên có những kỹ năng bổ sung cho nhau để từ đó xây dựng các chương trình đào tạo, kèm cặp và định hướng phát triển nghề nghiệp phù hợp cho từng cá nhân.

3.10. Thực hiện “Nguyên tắc 1%” cho phát triển nhân viên giúp tăng gắn kết nhân sự

Một vài doanh nghiệp đã ngừng việc thực hiện các chương trình phát triển nhân viên vì họ cho rằng những chương trình này sẽ tốn chi phí của tổ chức. Tuy nhiên  “Nguyên tắc 1%” là dùng ít nhất 1% nguồn lực của tổ chức để phát triển nhân viên ngay từ giai đoạn đầu khi công ty mới được thành lập.

Nguyên tắc này giúp nâng cao chất lượng nhân viên và cải thiện cách làm viên, từ đó, làm thay đổi doanh nghiệp, tăng năng suất và lợi nhuận hơn mức trước đây.

Ví dụ, một công ty đã áp dụng “ Nguyên tắc 1%” bằng cách cam kết dành cho mỗi nhân viên ít nhất 20 giờ mỗi năm để tham gia vào các chương trình, hoạt động phát triển cá nhân. Và việc làm này đã cho thấy một kết quả hết sức khả quan.

3.11. Sử dụng các công cụ đơn giản để ghi nhận thành tích của nhân viên

Một trong những cách làm để tăng sự gắn kết của nhân viên với tổ chức và làm nhân viên gắn bó hơn với doanh nghiệp là ghi nhận thành tích của họ. Để tối giản hóa việc làm này, bạn có thể sử dụng phần mềm riêng của doanh nghiệp để công nhận nhân viên. Với công cụ này, nhân viên nào cũng có thể công nhận thành tích của mình và các đồng nghiệp bằng cách truy cập vào hệ thống và cho điểm mỗi ngày. Đây là cách ghi nhận rất công bằng và thể hiện tính dân chủ cao.

3.12. Đào tạo và hỗ trợ nhân viên phát triển giúp duy trì sự gắn của nhân viên với tổ chức

Đào tạo và phát triển nhân viên giúp tăng tính gắn kết nhân sự trong tổ chức

Việc đào tạo và hỗ trợ phát triển nhân viên là một trong các việc làm thể hiện sự kết nối nhân viên và sự quan tâm, đầu tư của doanh nghiệp. Ngoài việc đào tạo, củng cố các kỹ năng cho công việc, thì việc làm này còn giúp nhân viên có thêm sự hài lòng về chính sách trong việc bồi dưỡng nhân viên.

Từ đó, họ có thêm niềm tin và sự khích lệ trong công việc, có nhiều hiệu suất công việc và tìm thấy sự gắn bó với đồng nghiệp, với công ty.

3.13. Xây dựng chương trình đánh giá hiệu suất là cách để duy trì sự gắn kết nhân viên

Việc xây dựng chương trình đánh giá hiệu suất sẽ vừa là động lực cho những nhân viên có sự kết nối cao và cũng là lời cảnh báo với những nhân viên chưa có sự gắn kết. Lý giải điều này, chúng ta có thể thấy, những người làm việc tốt họ sẽ có được sự tự tin và không ngại thể hiện hiệu suất họ đã làm được.

Do vậy, chương trình đánh giá hiệu suất sẽ làm cho nhân viên cảm thấy tự hào, hãnh diện và tiếp thêm động lực cho công việc.

Bên cạnh đó, đối với những nhân viên thiếu sự gắn kết sẽ phải tìm kiếm sự cố gắng để có hiệu suất công việc tối thiểu như mức công ty đề ra. Như vậy, chương trình đánh giá hiệu suất chính là công cụ gây dựng lên sự gắn kết nhân viên với tổ chức.

3.14. Để gắn kết nhân sự cần tạo ra các hoạt động mang tính xây dựng

Ăn mừng kết quả tốt: Kết quả tốt là điều mà mỗi người đều trông chờ và hy vọng. Họ đã dành tất cả tâm huyết, trí tuệ và sức lực vào công việc đó. Vì vậy hãy tiếp thêm cho họ năng lượng bằng lời khen ngợi và bữa tiệc nhỏ ăn mừng công lao của họ.

 Chụp hình tập thể: Những bức hình là một minh chứng chính xác nhất cho sự gắn kết mọi người với nhau. Một tấm hình khi đăng lên Facebook, nhận được những nút Like, những Comment khen ngợi thực sự khiến họ hạnh phúc và cảm thấy mình thực sự gắn bó với nơi này góp phần tăng sự gắn kết của nhân viên với tổ chức 

 Những ngày chủ đề trong công ty: Tổ chức các ngày theo chủ đề, theo những ngày kỉ niệm để mọi người thư giãn và tạo ra bầu không khí ấm áp nơi công sở như Quốc tế phụ nữ, Hưởng ứng tuần lễ vì môi trường,…Những sự kiện này đều mang tính chất gắn kết nhân sự nơi làm việc.

 Tổ chức buổi định hướng thú vị cho nhân viên mới: Đối với những nhân viên mới, những buổi định hướng có thể là những trò chơi thú vị như làm quen với hệ thống và quy trình cho nhân viên mới.

 Olympics nơi công sở: Đây là hoạt động nâng cao thể lực cho nhân viên, giúp họ hiểu rằng sức khỏe có ý nghĩa lớn lao như thế nào đối với chúng ta trong cuộc sống cũng như công việc. Đặc biệt, qua các chương trình, mong muốn duy nhất là tạo ra khối gắn kết lớn trong doanh nghiệp.

 Khen ngợi nhiều hơn: Việc khen ngợi ai đó không chỉ tạo cho họ niềm vui mà còn là một đòn bẩy tinh thần giúp họ làm việc tốt hơn nữa. Vì thế, hãy dành cho nhân viên của mình những lời khen ngợi chân thành nhất để tiếp thêm động lực cho họ nhé.

 Tặng quà: Hãy luôn linh hoạt trong việc tặng quà nhân viên của bạn. Một voucher đồ uống tại cà phê Cộng chẳng hạn, tuy nhỏ bé, nhưng cũng đủ làm nhân viên cảm thấy được quan tâm, được gắn bó.

 Nghỉ có lương: Hãy tự tạo ra những đợt nghỉ có lương mỗi năm từ 1-2 lần đối với nhân viên của mình. Tuy không nhiều nhưng đủ để họ cảm thấy hài lòng về sự ưu đãi từ nơi làm việc.

 Tạo ra những dự án mới thú vị: Thay vì cứ mãi phát triển một dự án quá quen thuộc, bạn hãy thử phát triển một điều mới mẻ một đằng kích thích sự tư duy của nhân viên, đằng khác gắn kết nhiều quan điểm lại với nhau.

 Mở rộng không gian làm việc: Hãy setup một không gian làm việc mới nhất, chỉ đơn giản là thay đổi vị trí của mỗi người, để họ không có cảm giác nhàm chán, tù túng không gian khi làm việc.

 Cho phép nhân viên giải tỏa áp lực: Áp lực nơi công sở là điều khó tránh, do vậy, hãy để cho nhân viên giải quyết stress như giải lao giữa giờ bằng một bài nhảy như cách mà các biên tập viên tại đài truyền hình VTV đang áp dụng chẳng hạn.

3.15. Duy trì sự gắn kết của nhân viên với tổ chức cần đầu tư vào mảng phúc lợi của nhân viên 

Có thể nói mỗi nhân viên trước khi quyết định có nên bắt đầu công việc tại một doanh nghiệp nào đó, thì họ đều rất quan tâm đến vấn đề phúc lợi mà công ty đó dành cho nhân viên. Thế nên, muốn phát triển nhân lực, muốn có được sự gắn kết nhân sự, tạo ra lợi nhuận cao nhất có thể, thì việc mà lãnh đạo nên làm là tập trung đầu tư vào phúc lợi của nhân viên. Phúc lợi thể hiện ở nhiều mảng như bảo hiểm xã hội hàng năm, thăm hỏi nhân viên, quà tặng lễ tết,…

3.16. Xây dựng sự gắn kết nhân viên lâu dài

Xây dựng mối gắn kết lâu dài giữa các nhân viên giúp công ty bạn phồn thịnh

Việc gắn kết của nhân viên ảnh hưởng trực tiếp đến sự thịnh suy, sống còn của doanh nghiệp. Do đó, để có được sự gắn kết lâu dài, lãnh đạo cũng như nhân viên nên có những đóng góp, chia sẻ để có những giải pháp khắc phục những hạn chế, phát huy những điểm mạnh để có thể có hướng đi đúng đắn trong tương lai.

Điều quan trọng là sự gắn kết lâu dài không chỉ phát triển cho cá nhân nhân viên, lãnh đạo mà còn khẳng định giá trị và vị thế nhất định của doanh nghiệp đó trên thị trường đầy biến động hiện nay.

Như vậy, có thể thấy rằng môi trường làm việc khiến nhân viên cảm thấy hạnh phúc từ đó tạo nên sự gắn kết của nhân viên với tổ chức và điều này đã tạo nên văn hóa riêng cho từng doanh nghiệp mà không thể nào nhầm lẫn được. Và chúng ta khẳng định một điều rằng sự gắn kết nhân sự là một ngọn lửa thắp sáng cho thành công của doanh nghiệp.

 

Chuyên gia Nguyễn Dương, CCXP
  • Thành viên hội đồng Huấn luyện viên Forbes Global
  • Chuyên gia trải nghiệm khách hàng và chiến lược.
  • Nhà sáng lập CEMPARTNER
  • Nguyên Giám đốc Quốc gia Singtel Việt Nam
  • Nguyên Giám đốc phát triển Singtel Việt Nam
  • Nguyên PGĐ chiến lược khách hàng Viettel mobile
  • Nguyên Giám đốc quan hệ khách hàng iBasis Inc (USA)
  • Thạc sỹ về quản lý quốc tế, Đại học Capilano, Vancouver, Canada 2004 - 2006
  • Cử Nhân Kinh tế và MBA, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà nội. 1994 - 1998 và 2000 - 2001

      LinkedIn

Chưa có bình luận nào cho bài viết này.
Bình luận của bạn:
Đánh giá bài viết
(Rated 0/5 based on 0 customer reviews)
 

123movies