VÍ DỤ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
en

VÍ DỤ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

Ngày đăng: 7/3/2019 / Danh mục: CEM PARTNER Blog

Ví dụ văn hoá doanh nghiệp từ các công ty, tập đoàn hàng đầu thế giới được trình bày trong bài viết sau đây sẽ đem đến cho bạn những kinh nghiệm thực tế trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp lấy khách hàng làm trung tâm, từ đó mang đến thành công vượt trội cho doanh nghiệp.

Xem thêm:

1. Tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp có vị trí, vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh từ chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng, đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh... Nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành mục tiêu, chính sách, nó tạo ra tính định hướng có tính chất chiến lược cho doanh nghiệp trong việc tập trung vào khách hàng.

Xem thêm:

2. Các ví dụ văn hoá doanh nghiệp

Dưới đây là 10 ví dụ về việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tạo nên sự phát triển vượt bậc của các công ty và tập đoàn lớn trên thế giới.

2.1 Văn hóa của công ty Zappos

Zappos chú tâm xây dựng văn hóa doanh nghiệp, biến công ty thành nơi luôn vui vẻ, độc đáo và khác

Từ một shop online nhỏ lẻ Zappos đã trở thành một nhà bán lẻ lớn ở Mỹ với lợi nhuận lên tới 54,5 triệu đô (2014). Điều gì đã đem lại thành công cho họ?

CEO Zappos - Tony Hsieh - “tỷ phú bán giày” chia sẻ bí quyết là: “Đem đến dịch vụ tốt nhất khiến khách hàng không chỉ hài lòng mà ngạc nhiên đến mức gặp ai cũng xuýt xoa giới thiệu về Zappos”. Ông chú tâm xây dựng văn hóa doanh nghiệp, biến công ty thành nơi luôn vui vẻ, độc đáo và khác lạ, khiến khách hàng đến với công ty luôn được hài lòng.ạ

Zappos đưa ra 10 giá trị cốt lõi của họ gồm có:

  1. Cung cấp dịch vụ tuyệt vời
  2. Nắm bắt và sẵn sàng thay đổi
  3. Tạo sự vui vẻ và hơi “dị biệt”
  4. Phiêu lưu, sáng tạo, cầu tiến
  5. Theo đuổi mục tiêu phát triển và học hỏi
  6. Xây dựng mối quan hệ thành thực
  7. Xây dựng tinh thần tích cực trong nhóm
  8. Làm nhiều hơn với nguồn lực ít hơn
  9. Giữ đam mê
  10. Luôn khiêm tốn

Bài học rút ra về ví dụ văn hoá doanh nghiệp Zappos: Zappos xây dựng văn hóa doanh nghiệp tập trung vào khách hàng vì vậy Zappos chỉ lựa chọn những người phù hợp đồng thời đưa ra những tiêu chuẩn và quyền lợi xứng đáng cho nhân viên của mình.

2.2 Văn hóa doanh nghiệp của Southwest Airlines

Southwest Airlines luôn được yêu mến bởi thái độ ân cần, niềm nở của nhân viên

Ví dụ văn hoá doanh nghiệp Southwest Airlines sẽ cho biết bí quyết thành công của Southwest Airlines - hãng hàng không trên 45 năm tuổi với dịch vụ hàng đầu thế giới, đó là việc cho phép nhân viên tùy ý làm tất cả những gì có thể để khiến khách hàng hài lòng.

Bí quyết thành công của Southwest Airlines đó là cho phép nhân viên tùy ý làm tất cả những gì có thể để khiến khách hàng hài lòng.

Trong khi ngành hàng không luôn bị khách hàng phàn nàn về dịch vụ chăm sóc khách hàng, tình trạng delay tồi tệ thì Southwest Airlines luôn được yêu mến bởi thái độ ân cần, niềm nở của nhân viên bởi vì họ được truyền tải những giá trị và mục tiêu lớn lao của công ty. Nhằm đảm bảo xây dựng và duy trì văn hóa của mình Southwest Airlines chỉ nên tuyển chọn những người biết chia sẻ, có thái độ thân thiện, nhiệt thành và có khiếu hài hước.

Bên cạnh đó, Southwest luôn trao cho nhân viên "quyền tự chủ" trong việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, khiến họ cảm thấy mình là một phần của những giá trị và mục tiêu đó.

Bài học: Cách nhanh nhất để có xây dựng được một nền văn hóa doanh nghiệp thành công cho công ty đó là truyền đạt tầm nhìn và những giá trị công ty mang lại cho khách hàng để mọi nhân viên hiểu được

2.3 Văn hóa doanh nghiệp của Twitter

Nhân viên của Twitter luôn ca ngợi văn hóa doanh nghiệp bởi họ được truyền cảm hứng từ mục tiêu của công ty

Ví dụ văn hoá doanh nghiệp Twitter sẽ trả lời câu hỏi vì sao nhân viên của Twitter luôn ca ngợi văn hóa của công ty bởi họ luôn được truyền cảm hứng từ mục tiêu và tầm nhìn doanh nghiệp. Họ có thể ăn uống, học yoga miễn phí, đi du lịch không giới hạn...

Đồng nghiệp thân thiện và môi trường đề cao văn hóa làm việc nhóm khiến cho không có nhân viên nào của Twitter rời bỏ công ty khi họ chưa hoàn thành xong các công việc và nhiệm vụ. Việc nhận thấy mình đang làm việc với những người thông minh, khuyến khích họ phát triển, sáng tạo hết khả năng.

Bài học: Môi trường làm việc thân thiện, cởi mở, đoàn kết là nền tảng cho sự phát triển vững chắc của công ty.

2.4 Ví dụ văn hóa doanh nghiệp của Chevron

Chevron đã khiến các nhân viên luôn cảm thấy họ được công ty trân trọng

Mặc dù lĩnh vực dầu khí luôn là mục tiêu cho giới truyền thông chỉ trích, các nhân viên của. Chevron vẫn nhận định rất tích cực về văn hóa của tập đoàn này. Chevron luôn quan tâm đến an toàn lao động và tạo điều kiện làm việc tối ưu cho nhân viên: dịch vụ massages, chương trình tập thể hình cá nhân, thời gian nghỉ giữa giờ...

Chevron đã khiến các nhân viên luôn cảm thấy họ được công ty trân trọng đồng thời có một môi trường để các nhân viên quan tâm lẫn nhau. 

Bài học: Văn hóa doanh nghiệp không cần phải bóng bảy chỉ cần khiến các nhân viên luôn cảm thấy được trân trọng và tạo ra một môi trường quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.

2.5 Văn hóa doanh nghiệp của SquareSpace

SquareSpace tổ chức nhân sự "phẳng" 

SquareSpace tổ chức nhân sự "phẳng" – nơi không có (hoặc có rất ít) các cấp bậc quản lý giữa những người điều hành và nhân viên. Nơi đây nhân viên được tài trợ trọn gói bảo hiểm cao cấp, nghỉ phép linh hoạt, không gian thoải mái, bữa ăn miễn phí, các bữa tiệc hàng tháng và các chương trình đào tạo...

Những lợi ích "dày cộp", cách quan tâm thực tế và sâu sát từ những quản lý của công ty khiến cho nhân viên yêu thích môi trường làm việc của mình và gắn bó không rời.

Học được gì từ ví dụ văn hoá doanh nghiệp SquareSpace: Việc không (hoặc ít) phân cấp bậc giúp nhân viên chủ động, độc lập tư duy và sáng tạo nhiều hơn.

2.6 Văn hóa doanh nghiệp của Google

Google thường là những người có tính cách độc lập và tài năng, xuất chúng

Ví dụ văn hoá doanh nghiệp Google là một hình mẫu về văn hóa doanh nghiệp. Rất nhiều quyền lợi đặc biệt dành cho nhân viên của họ như: bữa ăn miễn phí, các bữa tiệc linh đình, phần thưởng giá trị, những buổi chia sẻ của ban điều hành, thậm chí là cho phép mang thú cưng... Nhân viên của

Hiện nay, Google đang gia tăng số lượng nhân sự nhanh chóng. Điều này đồng nghĩa với việc văn hóa của công ty sẽ phải phát triển hơn để phù hợp với nhu cầu. Tuy vậy, vẫn có nhân viên than thở rằng họ bị áp lực rất lớn do môi trường quá cạnh tranh và không thể cân bằng giữa công việc và đời sống cá nhân.

Bài Học: Kể cả những công ty có văn hóa tốt nhất cũng phải liên tục nhìn lại mình và cải tiến để phù hợp với sự nâng tầm về cả quy mô và chất lượng của đội ngũ nhân viên.

2.7 Văn hóa doanh nghiệp của Facebook

Văn hóa của Facebook tập trung vào các hoạt động nhóm, tạo điều kiện để mọi người giao tiếp cởi mở

Như các công ty khác, Facebook cho nhân viên rất nhiều quyền lợi như: cổ phiếu, đồ ăn miễn phí, không gian thoải mái, thậm chí cả khu giặt đồ trong văn phòng…Văn hóa của tập trung vào hoạt động nhóm, tạo điều kiện để mọi người giao tiếp mở. Đây là môi trường mang lại rất nhiều quyền lợi, ủng hộ việc nhân viên nâng cao trình độ và phát triển cá nhân.

Để giải quyết các vấn đề cạnh tranh và áp lực, Facebook đã bố trí rất nhiều các phòng làm việc chung, nhiều công viên mở ở các lối đi... Do đó, nhân viên và các lãnh đạo luôn có nơi để nghỉ giữa giờ hoặc tụ họp sau giờ làm, các lãnh đạo cũng có thể ngồi làm việc ở không gian mở bên cạnh những nhân viên bình thường khác.

Học được gì từ ví dụ văn hoá doanh nghiệp Facebook: Cách bố trí về không gian cũng là phương pháp để nỗ lực củng cố và thể hiện văn hóa làm việc tự do, bình đẳng và không có khoảng cách cấp bậc.

2.8 Ví dụ văn hóa doanh nghiệp của Adobe

Adobe còn sở hữu một nếp văn hóa nội bộ rất đặc biệt hạn chế tối đa các cấp quản lý cấp thấp

Bên cạnh việc cung cấp nhiều quyền lợi cho nhân viên, Adobe còn sở hữu một nếp văn hóa nội bộ rất đặc biệt. Họ hạn chế tối đa các cấp quản lý cấp thấp, đẩy mạnh việc giao phó trách nhiệm cho nhân viên và luôn tin tưởng ở khả năng của nhân viên của mình. Những người lãnh đạo chỉ đóng vai trò như những huấn luyện viên, họ hướng dẫn để các nhân viên đặt ra những mục tiêu hợp lý cho bản thân và chỉ dẫn ra những cách để cấp dưới của mình có thể đạt được những mục tiêu đó.

Bài học: Đặt niềm tin vào nhân viên chính là cách hữu hiệu để xây dựng một nếp văn hóa nội bộ tích cực, khiến các nhân viên luôn độc lập và tự tin hơn, làm việc tốt hơn và doanh nghiệp chắc chắn sẽ thành công hơn.

2.9 Văn hóa doanh nghiệp của Vinamilk

Vinamilk luôn nỗ lực tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện

Vinamilk luôn nỗ lực tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện và cởi mở với các hoạt động thể thao, văn nghệ, khiêu vũ và dã ngoại … để mỗi cá nhân có thể tự do phát huy tính sáng tạo, giải phóng được tiềm năng của bản thân từ đó tạo ra sự khác biệt.

Các nhân viên luôn được tôn trọng, lắng nghe và chia sẻ; mỗi nhân viên đều cảm nhận được mình là một mắt xích quan trọng trong một tập thể đoàn kết và vững mạnh. Mọi nỗ lực và thành quả của các bạn đều được chúng tôi công nhận và khen thưởng kịp thời.

Học được gì từ ví dụ văn hoá doanh nghiệp Vinamilk: Tạo sự hứng thú và sáng tạo trong công việc của nhân viên cũng giúp xây dựng văn hóa doanh nghiệp một cách nhanh chóng, tích cực.

2.10 Văn hóa doanh nghiệp của Honda

Honda khuyến khích và phát triển khả năng tư duy, lập luận sáng tạo

Ví dụ văn hoá doanh nghiệp Honda:

Với triết lý “Trở thành ngọn đuốc soi đường”, Honda đã gắn giá trị văn hóa doanh nghiệp của công ty ở Nhật với các yêu cầu môi trường và hoạt động xã hội của Việt Nam.

Tôn chỉ của công ty bao gồm 2 niềm tin căn bản: tôn trọng con người và ba niềm vui. Honda khuyến khích khả năng tư duy, lập luận sáng tạo và khả năng mơ ước bằng việc tôn trọng sự khác biệt của mỗi nhân viên. Văn hóa Honda tập trung tạo ra niềm vui; mở rộng niềm vui; mang lại niềm vui cho thế hệ kế tiếp .

Bài học: Văn hóa doanh nghiệp hãy tập trung tạo ra niềm vui cho nhân viên và khách hàng

2.11 Văn hóa doanh nghiệp của Samsung

Bí quyết của Samsung là tạo ra “nơi làm việc trong mơ cho các tài năng”

Ví dụ văn hoá doanh nghiệp Samsung sẽ cho mọi người biết bí quyết giữ chân nhân viên của Samsung là tạo ra “nơi làm việc trong mơ cho các tài năng” và những cơ hội công bằng để mọi nhân viên đều có điều kiện phát triển toàn diện. Ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất, có các chế độ đãi ngộ nhân tài, huấn luyện, đào tạo công ty còn chú trọng đảm bảo tinh thần dân chủ và các cơ hội thăng tiến công bằng.

Các hoạt động văn hóa doanh nghiệp tại Samsung như chất xúc tác tinh thần đoàn kết, sáng tạo và “thách thức giới hạn” của nhân viên, đồng thời thường xuyên tổ chức các sự kiện văn hóa, văn nghệ, thi đấu thể thao… để nhân viên và gia đình của họ có cơ hội gặp gỡ, giao lưu.

Bài Học: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp từ các giá trị vững chắc vì con người và xã hội mang đến thành công cho doanh nghiệp.

2.12 Ví dụ văn hóa doanh nghiệp của Unilever

Unilever mong muốn tạo được niềm tin cho nhân viên để họ yên tâm phát triển năng lực và cống hiến

Unilever luôn tạo môi trường thân thiện, cởi mở, đồng cảm giữa những nhân viên với nhau. Đây là nơi nhân viên được cảm thấy tin tưởng và chia sẻ. Công ty mong muốn tạo được niềm tin cho nhân viên để họ yên tâm phát triển năng lực và cống hiến. Ngoài việc nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên tại môi trường trong nước, Unilever cũng chú trọng đưa họ ra nước ngoài làm việc để có được đội ngũ nhân lực chất lượng cao.

Bài học: Tập trung xây dựng, đào tạo mang lại những cơ hội thăng tiến cho nhân viên khiến họ có động lực và cống hiến nhiều hơn đem lại thành công cho công ty.

Ví dụ văn hoá doanh nghiệp với 12 công ty, tập đoàn điển hình đã mang đến cho bạn cái nhìn rõ ràng hơn về việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh bằng cách tập trung vào nhân viên và khách hàng. Tuy nhiên, đặc thù ở mỗi doanh nghiệp là khác nhau, các bạn nên chọn lọc kinh nghiệm và điều chỉnh phù hợp với công ty mình.

 

Chuyên gia Nguyễn Dương, CCXP
  • Thành viên hội đồng Huấn luyện viên Forbes Global
  • Chuyên gia trải nghiệm khách hàng và chiến lược.
  • Nhà sáng lập CEMPARTNER
  • Nguyên Giám đốc Quốc gia Singtel Việt Nam
  • Nguyên Giám đốc phát triển Singtel Việt Nam
  • Nguyên PGĐ chiến lược khách hàng Viettel mobile
  • Nguyên Giám đốc quan hệ khách hàng iBasis Inc (USA)
  • Thạc sỹ về quản lý quốc tế, Đại học Capilano, Vancouver, Canada 2004 - 2006
  • Cử Nhân Kinh tế và MBA, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà nội. 1994 - 1998 và 2000 - 2001

      LinkedIn

Chưa có bình luận nào cho bài viết này.
Bình luận của bạn:
Đánh giá bài viết
(Rated 0/5 based on 0 customer reviews)

123movies