Cách đây gần hai năm, trong báo cáo cạnh tranh dài khoảng 16 trang, một trong 7 giải pháp đề xuất của chúng tôi gửi lãnh đạo của mình (một đơn vị lớn trong ngành viễn thông) là “KẾT HỢP ONLINE VÀ OFFLINE”
Xem thêm:
Hôm nay đọc bài về Amazon gây chấn động ngành bán lẻ Mỹ bằng việc thâu tóm chuỗi bán lẻ Whole Foods. Vì vậy, có hứng nhắc lại chuyện cũ.
Amazon thâu tóm chuỗi bán lẻ Whole Foods
Chúng ta biết “the world is going digital”; Nhà mạng hầu như không thể chống lại cơn lốc OTT đang cuốn đi nguồn doanh thu chính của họ, tôi gọi đây là cuộc chiến không cân sức. Trong khi tất cả lên online, tất cả lên mobile và nhà mạng có cả hai điều này, thì nhà mạng lại đứng trước nguy cơ lớn mới oái oăm. Các công ty mới nổi đang chia sẻ sở hữu khách hàng và chiếm đi phần lớn chi tiêu tương lai của của khách hàng nhà mạng đã phát triển được trong khi lại dựa vào hạ tầng của họ. Thật là một điều khó chấp nhận!
Chúng ta cũng biết, các cuộc cạnh tranh không còn giới hạn ở phạm vi địa lý nữa (borderless). Điều đó có nghĩa là sản phẩm của ta phải có sức cạnh tranh toàn cầu. Sức cạnh tranh toàn cầu cần thiết ngay cả khi chúng ta chỉ bán sản phẩm của mình ở thị trường trong nước chứ chưa nói đến việc chúng ta “Go global”.
Trong khi ta chỉ tập trung thị trường nội địa, chỉ nhắm vào cơ hội (opportunity) ở thị trường trong nước thôi, thì mối đe dọa “threats” lại vẫn mang tính toàn cầu. Thế mới đau đầu!
Cơ hội ở thị trường trong nước, thì mối đe dọa lại vẫn mang tính toàn cầu
Thách thức rất lớn và sẽ còn nhiều miếng bánh khác của các doanh nghiệp trong nước tiếp tục bị lấy đi. Có cửa nào để ta cạnh tranh với những công ty mà chỉ cần một đêm họ có thể đổ bộ và lấn chiếm thị trường của ta không?
Để có thể cạnh tranh hoặc chí ít là để giảm khó khăn, thách thức, tôi cho rằng cần tìm ra cái mà ta có lợi thế còn họ thì không. Tôi đã nghĩ đến từ "local offline" và một trong những chiến lược cần dùng là tập trung vào việc TÍCH HỢP GIỮA ONLINE VÀ OFFLINE. Bởi vì:
1. Online + offline thì mới làm nên cuộc sống của khách hàng.
Everyone goes online có nghĩa là trước đây toàn offline thì giờ có cả online thôi chứ online không thay thế offline. Phần lớn các mặt hàng bạn có thể order online nhưng bạn phải giao hàng và sử dụng offline.
Vì vậy, một hệ thống logistics được xây dựng chuẩn rộng khắp là một lợi thế cạnh tranh vững chắc.
2. Offline liên quan đến cấu trúc thị trường, con người và văn hóa bản địa.
Offline có liên quan đến việc hiểu cái gì là khả thi, cái gì là không với hành lang pháp lý và môi trường kinh doanh. Đây là điều rất quan trọng trong kinh doanh, vì vậy chúng ta (local players) sẽ có lợi thế hơn các công ty toàn cầu ở chính điểm này.
Vì vậy kết hợp với offline khi cạnh tranh online là điểm khác biệt mà ta có lợi thế để tạo ra và đương đầu với cuộc “xâm lăng” của các công ty bên ngoài.
Họ có thể đổ bộ một ngày để thâm nhập thị trường online nhưng việc đó là bất khả thi với offline.
Họ có thể cho thanh toán online, nhưng hệ thống thanh toán online được xây dựng nên lại có rất nhiều “điều kiện” offline,… và nếu kết hợp online và offline bạn có thể deliver dịch vụ từ khách hàng dùng online tới khách hàng không biết dùng internet…
3. Lợi thế của nhà mạng
Các công ty kinh doanh trên internet, đối thủ khó lường nhất hiện nay, sẽ gặp khó khăn lớn khi “connect” với offline để đảm bảo một trải nghiệm như họ đã sáng tạo ở online. Nhà mạng thì có cả hai điều này, chúng ta quen với cả hai và có lợi thế với cả hai
Đề xuất này cũng xuất phát từ góc nhìn “chiến lược là lựa chọn khác biệt, dựa trên lợi thế của mình”
Về case Amazon, lý do thực sự của Jeff Bezos là gì thì ông ấy mới biết rõ. Nhưng việc kết hợp online và offline có thể là một trong những cách để ‘’read” thương vụ này qua góc nhìn chiến lược.
Hợp lực giữa hai mảng kinh doanh offline và online
Nhiệm vụ còn lại của Amazon là phải thực sự tạo ra được một “synergy”, tức là hợp lực giữa hai mảng kinh doanh offline và online để thương vụ M&A này không phải là 1+1 = 2 mà bằng 3 hay thậm chí bằng 5, 7 về hiệu quả kinh doanh và lợi thế cạnh tranh.
Tôi đã chứng kiến hai thương vụ M&A của hai công ty tôi đã làm (đều là hai công ty nước ngoài), người ta nói đến “synergy” rất nhiều như một lý do sáp nhập; nhưng sự thực là chẳng có synergy nào được tạo ra như mong muốn ban đầu 😊. Tuy nhiên, tôi lại tin là Jeff Bezos có thể “connect” được online với offline để tạo được synergy một cách hay ho hơn.